Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 148/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2017
Ngày có hiệu lực 23/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Hùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CẤP NƯỚC AN TOÀN, CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC.

1. Hệ thống cấp nước đô thị:

Hiện nay, trên địa bàn Thành phố, hệ thống cấp nước tập trung được giao cho 04 đơn vị cấp nước là: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty CP ĐTXD và Kinh doanh nước sạch Viwaco; Công ty cổ phần cấp nước Sơn Tây. Ngoài ra còn có Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex là đơn vị chuyên cấp nguồn nước mặt từ Nhà máy nước sông Đà. Cụ thể như sau:

- Công ty Nước sạch Hà Nội: quản lý vận hành 12 nhà máy nước tập trung và 16 trạm cấp nước cục bộ sử dụng nguồn nước ngầm, cung cấp nước cho địa bàn 10 quận bao gồm quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đng Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Bắc Từ Liêm, một phần Thanh Xuân, Hoàng Mai) và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Trì. Tổng chiều dài mạng lưới đường ống là 5.595 km, trong đó: 314 km ống truyền dn; 1.609 km ống phân phối và 3.672 km ống dịch vụ; tự sản xuất khoảng 617.600m3/ngđ và sử dụng nguồn nước sạch sông Đà khoảng 14.383m3/ngđ, cung cấp nước sạch cho khoảng 668.900 khách hàng (tương đương 800.000 hộ gia đình với 3.200.000 người dân)

- Công ty Nước sạch Hà Đông: cung cấp khoảng 90.629m3/ngđ (trong đó sử dụng nguồn nước sạch sông Đà khoảng 30.629m3/ngđ); cung cấp nước sạch cho khoảng 125.000 khách hàng (tương đương 150.000 hộ gia đình với 620.000 người dân) thuộc khu vực quận Hà Đông, và một phần Nam Từ Liêm, một số xã thuộc huyện Thanh Oai, Hoài Đức, Phú Xuyên;

- Công ty VIWACO: sử dụng nguồn từ nhà máy nước mặt sông Đà khoảng 161.229m3/ngđ và tự sản xuất khoảng 6.000m3/ngđ cung cấp nước sạch cho khoảng 127.000 khách hàng (tương đương 170.000 hộ gia đình với 680.000 người dân) thuộc khu vực quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai, Thanh Trì;

- Công ty Cổ phần nước sạch Sơn Tây: sử dụng nguồn từ 2 cơ sở với công suất hiện nay khoảng 30.000m3/ngđ cung cấp nước sạch cho khoảng 28.000 khách hàng (khoảng 32.000 hộ gia đình với 128.000 người dân) thuộc khu vực thị xã Sơn Tây, thị trấn Tây Đằng huyện Ba Vì, một số xã dọc Quốc lộ 32 thuộc huyện Phúc Thọ.

- Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco): quản lý, vận hành nhà máy nước mặt sông Đà với công suất trung bình khoảng 220.000m3/ngđ bán buôn cho Công ty Viwaco khoảng 161.229m3/ngđ, Công ty Nước sạch Hà Đông khoảng: 30.629m3/ngđ, Công ty Nước sạch Hà Nội khoảng 14.383m3/ngđ và các khách hàng lẻ khoảng 14.000m3/ngđ.

2. Hệ thống cấp nước nông thôn.

Khu vực nông thôn Hà Nội gồm có 416 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 17 huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Phú Xuyên, ng Hòa, Thanh Trì, Thạch Thất, Đan Phượng, Thanh Oai, Phúc Thọ, Thường Tín, Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai, Ba Vì) và thị xã Sơn Tây với tổng dân số khoảng 4.331.265 người; số người dân nông thôn được sử dụng nước sạch khoảng 1.611.913 người tương đương khoảng 37,2%.

Hệ thống nước sạch nông thôn gồm có:

- 113 công trình cấp nước tập trung từ các nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, chương trình 135... Trong đó có 84 công trình hoạt động ổn định (04 công trình chuyển thành trạm bơm tăng áp); 26 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động; 03 công trình đã được thanh lý trung chuyển; 6/7 công trình đầu tư bằng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới.

- Một số xã, thị trấn thuộc huyện Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Oai, Sơn Tây, Phúc Thọ, Ba Vì vv... được cung cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố với phạm vi, lưu lượng hạn chế.

- Chất lượng nước sạch nông thôn không đồng đều, tại một số trạm xử lý chưa thực sự đảm bảo chất lượng do công nghệ xử lý đã lạc hậu; chất lượng nước nguồn suy giảm, có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng; công tác duy tu, duy trì trạm xử lý và đường ống không được quan tâm thực hiện thường xuyên dẫn đến công trình nhanh xuống cấp vv...

III. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn nước, cơ sở xử lý nước và hệ thống truyền dẫn, phân phối nước đến khách hàng sử dụng;

- Bảo đảm cung cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đảm bảo phù hợp quy chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.

2. Mục tiêu cụ thể:

Huy động nguồn lực để triển khai thực hiện các hoạt động cấp nước an toàn nhằm đạt được mục tiêu cụ thể cho giai đoạn đến năm 2020 như sau:

- Huy động mọi nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước ngày lớn nhất đến năm 2020.

[...]