Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2024 về phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2030

Số hiệu 147/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2024
Ngày có hiệu lực 17/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 834/SNN-TTBVTV ngày 22/3/2024; ý kiến biểu quyết thống nhất của Thành viên UBND tỉnh (thực hiện trên hệ thống điện tử TD và văn bản giấy), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn Hà Tĩnh đến năm 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển cây công nghiệp (chè, cao su) trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tổ chức lại sản xuất các vùng sản xuất cây công nghiệp chủ lực tập trung, quy mô lớn, gắn với phát triển các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.

- Đẩy mạnh liên kết tại vùng sản xuất cây cây công nghiệp chủ lực tập trung; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm.

2. Yêu cầu

Phát triển cây công nghiệp phải phù hợp với Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Chè công nghiệp

Đến năm 2030 diện tích chè toàn tỉnh khoảng 1.500 ha tập trung tại các huyện: Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê, diện tích cho sản phẩm khoảng 1.350 ha, năng suất khoảng 146 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 19.700 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 9 - 10 triệu USD (chi tiết có Phụ lục 1 kèm theo).

2. Cao su

Đến năm 2030 diện tích cao su 7.384 ha, diện tích cho sản phẩm 5.889 ha, năng suất mũ 13,0 tạ/ha, sản lượng mũ 7.761 tấn; tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (chi tiết có Phụ lục 2 kèm theo).

III. GIẢI PHÁP

1. Đối với chè công nghiệp

1.1. Về tổ chức sản xuất

- Tiếp tục phát huy hình thức sản xuất liên kết chè theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Các địa phương, đơn vị căn cứ Kế hoạch, xác định quy mô vùng sản xuất chè, đầu tư nguồn lực để xây dựng, phát triển và tổ chức sản xuất có hiệu quả.

- Đối với hộ gia đình sản xuất chè, chủ động và phát huy hình thức sản xuất liên kết với trực tiếp doanh nghiệp hoặc thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất chè,...

1.2. Về khoa học công nghệ

- Về sử dụng giống: tiếp tục thay thế các giống chè cũ năng suất thấp bằng các giống mới LDP2, PH1, .... trên các diện tích chè già cỗi; 100% diện tích chè trồng mới được sử dụng giống đạt tiêu chuẩn.

- Áp dụng và kiểm soát chặt chẽ quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, hữu cơ... nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên chè, tập trung đầu tư thâm canh, đẩy mạnh cơ giới hóa, mở rộng diện tích chè tưới tiết kiệm nước.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.3. Về thị trường tiêu thụ

[...]