Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 147/KH-UBND
Ngày ban hành 21/07/2021
Ngày có hiệu lực 21/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Lâm Minh Thành
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 147/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA NHẰM PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT, TIÊU CỰC, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC” GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 10/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước” (sau đây gọi tắt là Đề án 695),

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, góp phần nâng cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể theo thẩm quyền nêu tại Đề án 695; đổi mới phương thức, đảm bảo không chồng chéo trong giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo 100% cuộc thanh tra theo kế hoạch, không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra.

- Nâng cao tính chính xác, khách quan, kịp thời, khả thi của các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước. Bảo đảm mọi kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra được thực hiện nghiêm túc.

- Quá trình thực hiện cần có sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị để tránh chồng chéo, trùng lặp trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Chú trọng tổng kết thực tiễn, kế thừa và phát huy kinh nghiệm tốt trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật

- Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao thường xuyên rà soát, đóng góp ý kiến hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: (1) thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; (2) phạm vi, nội dung, phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; (3) xử lý vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền quản lý và giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; (4) công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp và trong hoạt động giám sát, kiểm tra thanh tra doanh nghiệp nhà nước; (5) quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước.

- Giao Thanh tra tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh rà soát các văn bản liên quan hoạt động của ngành, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp văn bản pháp luật mới ban hành về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước.

2. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước

a) Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra trong xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước

- UBND tỉnh thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là giám sát, kiểm tra giai đoạn chuẩn bị phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có vốn nhà nước; định kỳ đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp.

- Định kỳ hằng năm, các sở, ngành ban hành kế hoạch, trình cấp thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước lồng ghép trong kế hoạch thanh tra chung theo quy định pháp luật về thanh tra, trong đó xác định rõ doanh nghiệp nhà nước nào là đối tượng thanh tra, kiểm tra; phạm vi, nội dung thanh tra, kiểm tra.

- Giao Thanh tra tỉnh chủ trì rà soát, xử lý chồng chéo, trùng lặp và thống nhất định hướng chương trình thanh tra hằng năm trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Trường hợp phát hiện có chồng chéo, trùng lặp, Thanh tra tỉnh quyết định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp kiểm tra, thanh tra và kịp thời thông báo cho cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trước khi phê duyệt kế hoạch.

+ Trường hợp phát hiện có chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, phạm vi, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và Trung ương, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra Bộ quản lý ngành để xử lý. Trường hợp không thống nhất, Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ để xử lý.

+ Thanh ta tỉnh định kỳ hàng năm phối hợp các cơ quan chức năng thuộc ngành dọc (Quản lý thị trường, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh) thực hiện rà soát, phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp trong thanh tra, kiểm tra, tránh gây phiền hà đối với doanh nghiệp.

b) Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước

- Khi cần thiết, Người đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị cơ quan quản lý nhà nước phối hợp giám sát doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước được đề nghị có trách nhiệm cử người tham gia.

- Thanh tra tỉnh và các cơ quan có chức năng thanh tra chuyên ngành căn cứ kế hoạch thanh tra, yêu cầu quản lý nhà nước hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ra quyết định thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Trường hợp nội dung thanh tra có liên quan đến quản lý nhà nước của nhiều cấp, nhiều ngành, UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành. Qua kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì người ra quyết định kiểm tra tiến hành thanh tra theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Nếu quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra và phối hợp trong điều tra xử lý vụ việc.

- UBND tỉnh kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra mọi thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước; chịu trách nhiệm về nội dung kết luận kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

[...]