Kế hoạch 146/KH-UBND triển khai các hoạt động văn hóa - văn nghệ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 146/KH-UBND |
Ngày ban hành | 20/06/2022 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Nguyễn Sơn Hùng |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 20 tháng 6 năm 2022 |
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA - VĂN NGHỆ NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Thực hiện Kế hoạch số 129-KH/TU ngày 28/3/2022 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện công tác văn hóa - văn nghệ năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa một số nội dung trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ;
Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động văn hóa - văn nghệ năm 2022 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích
a) Chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, Tỉnh ủy về công tác văn hóa - văn nghệ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp Nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đảng các cấp và ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh trong năm 2022.
b) Tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ thông qua việc lồng ghép lịch sử, văn hóa dân tộc, vùng đất miền Đông Nam Bộ, của Biên Hòa - Đồng Nai; thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ góp phần tuyên truyền lịch sử, văn hóa cách mạng của dân tộc, của tỉnh nhà; những thành tựu chung của đất nước, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai qua hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước, tỉnh nhà phồn vinh, hạnh phúc trong các tầng lớp Nhân dân.
c) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần cho mọi tầng lớp Nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; quảng bá hình ảnh đẹp về vùng đất và con người Đồng Nai; cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Yêu cầu
a) Các hoạt động văn hóa, văn nghệ cần được tổ chức đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và phù hợp với truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước, thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.
b) Chú trọng thực hiện nghiêm các chỉ đạo, quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời xử lý các hành vi mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình ở các địa điểm vui chơi, giải trí, các khu du dịch tâm linh.
a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực văn hóa - văn nghệ được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và ý kiến chỉ đạo, kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chú trọng xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội... ” tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
b) Tăng cường mở các chuyên trang, chuyên mục, tổ chức viết tin, bài tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng phát thanh, truyền hình nhằm tuyên truyền, quảng bá về những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của người Đồng Nai; bảo tồn các Di sản lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống đặc trưng của các dân tộc sinh sống trên đất Đồng Nai; phát huy mạnh mẽ vai trò của cơ quan báo chí trong nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng con người Việt Nam trên đất Đồng Nai hướng đến chân - thiện - mĩ. Vận động người dân, du khách thực hiện tốt nếp sống văn minh khi tham gia các lễ hội, gắn với việc đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Chú trọng phát hiện, tôn vinh, nhân rộng các giá trị tốt đẹp, nhân văn, biểu dương các gương điển hình người tốt, việc tốt trong việc thực hiện hiệu quả nội dung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới; phê phán các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, bồi đắp niềm tin của Nhân dân, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.
Các cấp ủy trực thuộc tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa - văn nghệ, nhất là các hoạt động quan trọng được xã hội quan tâm. Các nghị quyết, chỉ thị, kết luận cần tiếp tục triển khai giám sát trong năm 2022 như: Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”; Chỉ thị 46-CT/TW, ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (khóa X) về “Chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”. Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Kết luận số 51-KL/TW, ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về việc “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”. Kế hoạch số 257-KH/TU, ngày 31/8/2015 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Chuẩn bị tốt cho việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” vào năm 2023. Tăng cường, chỉ đạo, đôn đốc ngành văn hóa, Hội văn học Nghệ thuật đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phát động văn nghệ sĩ hưởng ứng sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật gắn với việc triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) theo chủ đề năm 2022 là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”.
3. Công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ
a) Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị
- Bám sát các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước về việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử quan trọng theo Hướng dẫn số 30-HD/BTGTW, ngày 22/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch số 107-KH/TU, ngày 07/01/2022 của Tỉnh ủy về việc “Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2022”; các sở, ngành, địa phương, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ phục vụ các ngày kỷ niệm, lễ lớn của đất nước, địa phương, ngành trong năm 2022 đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Một số hoạt động trọng tâm như: 47 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); kỷ niệm 68 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1956 - 07/5/2022); kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1969); 77 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2022) và Ngày Quốc khánh Nước Cộng Hòa - Xã Hội - Chủ Nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2022); kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022),...; các ngày kỷ niệm năm tròn ngày thành lập, ngày truyền thống của ban ngành, địa phương; kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa trong năm 2022.
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, tổ chức các hoạt động, định hướng sáng tạo các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật nhằm tuyên truyền, khẳng định sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; các thông điệp, ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về những quan điểm, chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng trên lĩnh vực văn hóa - văn nghệ được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Đồng Nai lần thứ XI (nhiệm kỳ 2021 - 2026); tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động, góp phần thiết thực cho sự nghiệp phát triển mạnh mẽ nền văn hóa, văn học, nghệ thuật nước nhà nói chung và của tỉnh trong tình hình mới.
b) Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; quản lý, tổ chức lễ hội; công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- Cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.
- Tăng cường quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trong lễ hội đảm bảo thiết thực, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, thực hiện nghiêm nội dung trong Kết luận số 51-KL/TW, ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời phải bảo đảm các điều kiện cần thiết về phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh và triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh, trật tự theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi lợi dụng di tích, nơi thờ tự, không gian lễ hội, không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng để trục lợi trong các hoạt động mê tín dị đoan.
- Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; duy trì và thực hiện hiệu quả các mô hình tự quản, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm; vận động các hộ gia đình, khu dân cư đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.