Kế hoạch 1457/KH-UBND phòng, chống thiên tai năm 2016 do tỉnh Hà Nam ban hành
Số hiệu | 1457/KH-UBND |
Ngày ban hành | 06/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | 06/07/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Nam |
Người ký | Trương Minh Hiến |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1457/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 06 tháng 07 năm 2016 |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2016
Thực hiện Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; Công văn số 3468/BNN-TCTL ngày 06/5/2015, Công văn số 5080/BNN-TCTL ngày 26/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2016 như sau:
Nhằm chủ động đối phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 và các năm tiếp theo và để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân thuộc địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng chống thiên tai (PCTT) theo quy định của Pháp luật.
- Quán triệt phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, năng lực xử lý tình huống tại chỗ của các cấp, các ngành để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân.
I. TÌNH HÌNH DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI, HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH HÀ NAM.
1. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình dạng lòng chảo, xung quanh cao, trũng, ở giữa, tiếp giáp với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình và thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 860,5 km2 gồm 01 thành phố và 05 huyện, tổng dân số là 798.500 người, chủ yếu sống ở khu vực nông thôn (90% dân số). Trên địa bàn tỉnh có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đáy, ngoài ra còn hệ thống sông con như: sông Châu Giang, sông Nhuệ, sông Sắt.
2. Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai.
2.1. Hiện trạng hệ thống công trình đê điều:
Hệ thống đê tỉnh Hà Nam có tổng chiều dài: 362,98 km, trong đó: Sông Hồng 38,973 km; sông Đáy 49,516 km; Sông con, đê bối và các tuyến đê phụ khác có 274,5 km.
2.1.1. Tuyến đê hữu Hồng:
Đê hữu Hồng dài 38,973 km (từ K117,900 - K156,873), có 4 hệ thống kè mỏ là: Yên Ninh, Nguyên Lý, Chương Xá, Như Trác và 5 hệ thống kè lát mái là Nguyên Lý, Vũ Điện, Hồng Lý, Như Trác, Phú Phúc. Có 12 cống dưới đê. Ngoài tuyến đê chính còn có 4 tuyến bối bảo vệ cho các vùng dân cư ngoài đê (bối Chuyên Ngoại, Hồng Lý, Nhân Long, Nhân Hòa).
2.1.2. Tuyến đê tả Đáy:
Đê tả Đáy dài 49,516 km từ K88 ÷ K137,516 (xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng đến xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm). Có 18 công trình kè lát mái hộ bờ, 02 công trình tường kè (tường kè Quế và tường kè Phủ Lý), 01 công trình tường kè đá xây + cục bê tông chống tràn (thôn Đọ Xá, xã Thanh Châu) và có 27 công dưới đê. Ngoài ra đê tả Đáy còn có 8 đê bối bảo vệ cho các vùng dân cư ngoài đê.
2.2. Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi:
Toàn tỉnh hiện có 50 trạm bơm do Công ty KTCTTL tỉnh quản lý với 309 máy bơm công suất từ 1.000 - 27.000m3/h, hàng trăm trạm bơm nhỏ và vừa do các HTX DV NN quản lý. Hệ thống kênh mương hiện có 3.500 km kênh tưới, 1.300 km kênh tiêu và hơn 1.500 cống đập, xi phông, cầu máng các loại...
2.3. Các công trình khác:
Trên địa bàn tỉnh có 01 trạm khí tượng, 03 trạm thủy văn, 02 trạm đo mưa nhân dân, 01 trạm đo mưa tự động, ngoài ra còn có 5 trạm đo mưa đặt tại các Hạt quản lý đê.
II. CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐÃ XẢY RA VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1457/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 06 tháng 07 năm 2016 |
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2016
Thực hiện Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; Công văn số 3468/BNN-TCTL ngày 06/5/2015, Công văn số 5080/BNN-TCTL ngày 26/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2016 như sau:
Nhằm chủ động đối phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 và các năm tiếp theo và để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức, chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân thuộc địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng chống thiên tai (PCTT) theo quy định của Pháp luật.
- Quán triệt phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành, năng lực xử lý tình huống tại chỗ của các cấp, các ngành để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân.
I. TÌNH HÌNH DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI, HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH HÀ NAM.
1. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội.
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình dạng lòng chảo, xung quanh cao, trũng, ở giữa, tiếp giáp với các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình và thủ đô Hà Nội với diện tích tự nhiên 860,5 km2 gồm 01 thành phố và 05 huyện, tổng dân số là 798.500 người, chủ yếu sống ở khu vực nông thôn (90% dân số). Trên địa bàn tỉnh có hai sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đáy, ngoài ra còn hệ thống sông con như: sông Châu Giang, sông Nhuệ, sông Sắt.
2. Hệ thống công trình phòng, chống thiên tai.
2.1. Hiện trạng hệ thống công trình đê điều:
Hệ thống đê tỉnh Hà Nam có tổng chiều dài: 362,98 km, trong đó: Sông Hồng 38,973 km; sông Đáy 49,516 km; Sông con, đê bối và các tuyến đê phụ khác có 274,5 km.
2.1.1. Tuyến đê hữu Hồng:
Đê hữu Hồng dài 38,973 km (từ K117,900 - K156,873), có 4 hệ thống kè mỏ là: Yên Ninh, Nguyên Lý, Chương Xá, Như Trác và 5 hệ thống kè lát mái là Nguyên Lý, Vũ Điện, Hồng Lý, Như Trác, Phú Phúc. Có 12 cống dưới đê. Ngoài tuyến đê chính còn có 4 tuyến bối bảo vệ cho các vùng dân cư ngoài đê (bối Chuyên Ngoại, Hồng Lý, Nhân Long, Nhân Hòa).
2.1.2. Tuyến đê tả Đáy:
Đê tả Đáy dài 49,516 km từ K88 ÷ K137,516 (xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng đến xã Thanh Hải huyện Thanh Liêm). Có 18 công trình kè lát mái hộ bờ, 02 công trình tường kè (tường kè Quế và tường kè Phủ Lý), 01 công trình tường kè đá xây + cục bê tông chống tràn (thôn Đọ Xá, xã Thanh Châu) và có 27 công dưới đê. Ngoài ra đê tả Đáy còn có 8 đê bối bảo vệ cho các vùng dân cư ngoài đê.
2.2. Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi:
Toàn tỉnh hiện có 50 trạm bơm do Công ty KTCTTL tỉnh quản lý với 309 máy bơm công suất từ 1.000 - 27.000m3/h, hàng trăm trạm bơm nhỏ và vừa do các HTX DV NN quản lý. Hệ thống kênh mương hiện có 3.500 km kênh tưới, 1.300 km kênh tiêu và hơn 1.500 cống đập, xi phông, cầu máng các loại...
2.3. Các công trình khác:
Trên địa bàn tỉnh có 01 trạm khí tượng, 03 trạm thủy văn, 02 trạm đo mưa nhân dân, 01 trạm đo mưa tự động, ngoài ra còn có 5 trạm đo mưa đặt tại các Hạt quản lý đê.
II. CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI ĐÃ XẢY RA VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Các loại hình thiên tai đã xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã xảy ra 14 loại hình thiên tai sau: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối.
2. Dự báo tình hình thiên tai trong năm 2016.
Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam, năm 2016 thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh như sau:
2.1. Thời tiết
2.1.1. Bão và ATNĐ:
Số lượng bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông từ 6÷8 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam từ 2÷3 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Bắc Bộ từ 1÷2 cơn (thời gian xuất hiện vào khoảng tháng 7 đến đầu tháng 9).
2.1.2. Mưa:
Tổng lượng mưa toàn mùa thấp hơn so với TBNN nhưng cao hơn mùa mưa năm 2015; tổng lượng mưa dự báo từ 1200-1300 mm.
2.1.3. Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình mùa: từ 27,5°C ÷ 28,5°C; nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 38÷39°C; có khoảng 3 đến 5 đợt nắng nóng, các đợt nắng nóng xảy ra không gay gắt và không kéo dài như năm 2015.
2.2. Thủy văn
Trên sông Đáy tại Phủ Lý, khả năng xuất hiện lũ Tiểu mãn thấp, trên sông Hồng tại Yên Lệnh không có lũ Tiểu mãn.
Hạ lưu sông Hồng tại Yên Lệnh dự báo mực nước đỉnh lũ từ 4,5÷5,00m, thấp hơn báo động I (BĐI: 5,50m); thời gian xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8.
Trên sông Đáy tại Phủ Lý dự báo mực nước đỉnh lũ từ 3,00m÷3,50m, (từ BĐI÷BĐII); thời gian xuất hiện từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9.
1. Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường gặp trên địa bàn tỉnh.
1.1. Các rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh, gồm: Bão, Áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối.
1.2. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát đánh giá, xác định các cấp độ rủi ro thiên tai ứng với từng loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm cơ sở để các cấp, các ngành xây dựng và phê duyệt các phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai.
2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động kinh tế - xã hội trong địa bàn tỉnh.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, diễn biến thiên tai khó lường, gây ra nhiều tổn thất về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Ở Hà Nam, năm 2015, có tới 11 đợt với 60 ngày nắng nóng, nhiều nhất trong 55 năm qua và gấp đôi số ngày nắng nóng trung bình nhiều năm, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất lên tới 40,1°C; đợt rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm 2016 với nhiệt độ thấp nhất xuống tới 5,7°C đã gây khó khăn rất nhiều cho các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của nhân dân.
IV. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI.
1. Nhiệm vụ trọng tâm và kế hoạch thực hiện:
1.1. Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2015, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2016.
1.2. Tiếp tục triển khai Chương trình, kế hoạch hành động số 1524/CTr-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 19/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020, chú trọng việc lồng ghép các chương trình, kế hoạch vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các địa phương.
1.3. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai của tỉnh; xây dựng Quy chế trực phòng, chống thiên tai; tiếp tục triển khai Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh.
1.4. Kiện toàn Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp và chuẩn bị các lực lượng:
Các huyện, thành phố kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ huy, chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã và tổ chức các lực lượng phòng, chống thiên tai.
1.5. Xây dựng Kế hoạch, Phương án phòng, chống thiên tai, phương án bảo vệ trọng điểm, phương án đảm bảo an toàn vùng ngập lụt khi chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.
Các huyện, thành phố phải tổ chức tổng kiểm tra đánh giá chất lượng công trình đê điều trước lũ theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc kiểm tra phải cụ thể, chi tiết đến từng đoạn đê, từng kè, cống. Qua kiểm tra nếu phát hiện hư hỏng phải tiến hành sửa chữa ngay, trong trường hợp không có điều kiện tu sửa trước lũ thì phải xây dựng phương án trọng điểm bảo vệ trong mùa lũ.
Trên cơ sở đánh giá chất lượng đê, kè, cống năm 2016, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng phương án bảo vệ 02 trọng điểm cấp tỉnh là: Cống Mộc Nam tại K123,5 đê hữu Hồng địa phận xã Mộc Nam huyện Duy Tiên và cụm công trình đầu mối cống, âu thuyền Tắc Giang tại K129+300-K129+530 đê hữu Hồng thuộc địa phận 2 huyện Duy Tiên và Lý Nhân.
Các địa phương, các ngành, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án đối phó với bão mạnh, siêu bão. Các kế hoạch, phương án phải thật cụ thể, sát với thực tế, với tinh thần chủ động, theo phương châm “4 tại chỗ” và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án trên địa bàn.
1.6. Cập nhật, thông tin kịp thời về tình hình, diễn biến thời tiết, thủy văn, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về phòng, chống thiên tai để nhân dân nhận thức rõ tính chất quan trọng của các công trình phòng, chống thiên tai; xác định nhiệm vụ phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của toàn xã hội, toàn dân, mọi người dân tự ý thức được trách nhiệm của mình và tự giác tham gia đóng góp sức người, sức của nhằm phát huy sức mạnh của cả cộng đồng cho sự nghiệp phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
1.7. Chuẩn bị phương tiện, vật tư và thông tin liên lạc.
Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện tổ chức kiểm kê, nắm chắc số lượng, chất lượng các loại vật tư, phương tiện dự trữ chuyên dùng để trên địa bàn, kiểm tra, sửa chữa các lối ra vào các kho, bãi để vật tư, sẵn sàng huy động đầy đủ vật tư để xử lý khi có sự cố đê điều xảy ra.
1.8. Nâng cao năng lực thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, năng lực ứng phó, xử lý khi thiên tai xảy ra.
1.9. Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình phục vụ phòng, chống thiên tai để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh.
1.10. Huy động mọi nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện xã hội hóa, phát huy phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1.11. Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban và chế độ báo cáo:
Các Sở, ngành, đơn vị, các huyện, thành phố trong tỉnh thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban, báo cáo kịp thời diễn biến thiên tai về Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
2. Biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai.
Theo các biện pháp quy định tại Điều 26, Mục 2, Chương II, Luật Phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:
2.1. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:
a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.
b) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thủy sản trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm, thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn.
c) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.
d) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất.
đ) Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.
e) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác.
g) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai.
h) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.
i) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
k) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
2.2. Ứng phó đối với hạn hán được quy định như sau:
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán.
b) Vận hành hợp lý công trình cấp nước, ưu tiên cấp nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm, chống thất thoát nước.
c) Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.
d) Tổ chức điều hành đóng mở cống lấy nước phù hợp với tình huống cụ thể.
2.3. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với sương muối, rét hại được quy định như sau:
a) Triển khai biện pháp chống rét cho người, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương.
b) Triển khai chống rét và bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc.
c) Triển khai biện pháp bảo vệ cây trồng phù hợp.
2.4. Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.
- Biện pháp ứng phó với dông, lốc, mưa đá:
+ Rà soát, cảnh báo đến từng hộ gia đình tại các điểm dân cư nằm trong khu vực nguy hiểm để có phương án sẵn sàng di chuyển đến nơi an toàn.
+ Chủ động chằng chống nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng... đảm bảo đủ sức chống đỡ khi có lốc xoáy, mưa đá và thiên tai xảy ra.
+ Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa người bị thương.
- Biện pháp ứng phó với sét đánh:
+ Khi mưa lớn kèm theo có dông sét, không nên đứng dưới gốc cây, ống khói, đụn rơm, anten truyền hình, gần các vật kim loại, không chạm tay vào các vật ẩm ướt, vật dẫn điện; tháo bỏ dây anten ra khỏi tivi, radio,...
+ Không đi dọc theo các bờ sông, bờ suối,...; không trú mưa ở những công trình, nhà cửa giữa cánh đồng; không sử dụng điện thoại; không dùng dây thép phơi áo quần buộc vào cột thu lôi, cây cao;
+ Bỏ các vật dụng mang bên mình như cuốc, xẻng, cần câu, gậy,...khi thấy hiện tượng dông, sét có thể xảy ra;
+ Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa người bị thương.
- Biện pháp ứng phó với nắng nóng:
+ Chủ động các biện pháp phòng chống nắng nóng cho người (đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương) và gia súc, gia cầm; hạn chế ra ngoài cũng như chăn thả gia súc, gia cầm ngoài trời trong thời gian nắng nóng cao điểm từ 10 giờ - 16 giờ; vệ sinh môi trường và phun thuốc khử trùng, phòng bệnh cho người và vật nuôi.
+ Đảm bảo chuẩn bị đủ nguồn thức ăn, nước uống hợp vệ sinh.
3. Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai:
Theo quy định tại Điều 7, Mục 2, Chương II, Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 07 năm 2014 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:
3.1. Ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 1:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:
- Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;
- Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
c) Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn cấp xã phải phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền.
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện hỗ trợ.
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.
f) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:
- Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;
- Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
3.2. Ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:
- Dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng vũ trang địa phương và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;
- Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh và vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại mục 3.1; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán những trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.
d) Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.
3.3. Ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 3:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền, triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm c, mục 3.2 nêu trên phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
3.4. Ứng phó thiên tai cấp độ 4:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm c, mục 3.2 nêu trên phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.
1. Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
- Tham mưu cho UBND tỉnh quản lý hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chỉ huy, điều hành trong phạm vi toàn tỉnh.
- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật phòng chống thiên tai.
- Chỉ huy ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai trên địa bàn tỉnh; tham mưu các giải pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai.
- Chủ trì thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.
- Kiểm tra đôn đốc các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt.
- Tổ chức trực ban, kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, các huyện, thành phố để triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh:
- Tổ chức lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo đảm phát triển bền vững; quản lý việc đầu tư xây dựng, tu bổ, bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi và các công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.
- Tổ chức thống kê, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công An tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.
- Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai; đặc biệt là tại các khu vực xung yếu (ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất...), sẵn sàng phối hợp với các đơn vị, hỗ trợ, chi viện cho các huyện, thành phố ngay khi có yêu cầu.
- Khi thiên tai xảy ra, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xây dựng các Phương án tìm kiếm cứu nạn; Công An tỉnh xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Rà soát đánh giá, xác định các cấp độ rủi ro thiên tai ứng với từng loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục về đất đai khi phải sử dụng đất để xử lý các sự cố về đê điều, tổ chức các đội xung kích để xử lý môi trường sau khi thiên tai xảy ra. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện xử lý nghiêm nạn khai thác cát sỏi trái phép trên các tuyến sông.
5. Sở Giao thông vận tải:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, di dời dân, điều phối, kiểm soát an toàn giao thông thủy, bộ ở khu vực xảy ra thiên tai.
- Phối hợp với địa phương, đơn vị tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh tại các bến đò và các phương tiện vận tải lưu thông trên sông, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
- Có kế hoạch bố trí phương tiện vận tải của ngành và của đơn vị vận tải khác trong tỉnh sẵn sàng huy động phục vụ yêu cầu di chuyển dân cư, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
- Cân đối, bố trí vốn đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện kịp tiến độ, đạt hiệu quả.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Công Thương:
- Chỉ đạo thực hiện việc bảo đảm an toàn các khu vực khai thác khoáng sản, an toàn về nguồn điện và đường dây tải điện và các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Có kế hoạch đảm bảo dự trữ và chuẩn bị vật tư, thuốc men, nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và kinh phí cần thiết để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, đời sống, hỗ trợ cứu tế cho nhân dân, xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh và an toàn cộng đồng trong vùng xảy ra thiên tai; phối hợp với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt việc dự phòng tại chỗ; Chỉ đạo việc cấp cứu nạn nhân, phòng, chống bệnh dịch trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.
- Đề xuất chính sách hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại do thiên tai để sớm ổn định đời sống nhân dân vùng thiên tai trình UBND tỉnh quyết định.
- Hướng dẫn cho cán bộ y tế và cộng đồng về kỹ thuật cấp cứu thông thường, biện pháp vệ sinh môi trường; Hướng dẫn việc lồng ghép giới trong các hoạt động phòng, chống thiên tai.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo thực hiện lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp.
- Lập quy hoạch xây dựng các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo kết hợp phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương để bảo đảm an toàn.
9. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các công ty Bưu chính, viễn thông làm tốt công tác kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chống thiên tai; thay thế dây cũ, lắp đặt điện thoại ở các điểm chống thiên tai; quy định chế độ ưu tiên về thông tin, truyền tin, các dịch vụ bưu chính phục vụ chống thiên tai đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác, thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt khi có bão; xây dựng phương án dự phòng đảm bảo thông tin liên lạc cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về đê điều, kiến thức phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai tới cộng đồng.
10. Công ty Khai thác Công trình thủy lợi Hà Nam:
Kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình, xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm đối với hệ thống công trình do đơn vị quản lý và kế hoạch, phương án phòng chống úng, chống hạn. Tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai theo kế hoạch.
11. Công ty Điện lực Hà Nam.
Có trách nhiệm sửa chữa đường dây tải điện và biến thế, hướng dẫn các địa phương tổ chức phát quang hành lang bảo vệ đường dây tải điện, cung cấp điện đảm bảo số lượng và chất lượng; có chế độ cấp điện ưu tiên cho công tác PCTT, TKCN đặc biệt là các vùng ngập úng để tiêu nhanh hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Bố trí lực lượng thường trực, trực ban để sửa chữa, thay thế kịp thời đường dây và các máy biến thế khi có sự cố, đảm bảo cung cấp điện cho các trạm bơm. Chuẩn bị cơ sở vật chất, biến thế, thiết bị, phụ tùng dự phòng phù hợp với yêu cầu của công tác PCTT.
12. Đài Khí tượng thủy văn Hà Nam.
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, lũ từ xa, nâng cao chất lượng các bản tin dự báo, báo cáo kịp thời về nguy cơ các loại hình thiên tai có thể xảy ra giúp lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành chủ động chỉ huy, chỉ đạo phòng chống có hiệu quả; có chế độ thông tin đặc biệt khi có tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra.
13. Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nam, Báo Hà Nam, các cơ quan thông tin đại chúng các cấp:
Phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đưa tin kịp thời, đúng quy định về dự báo, cảnh báo về tình hình thiên tai và công tác chỉ đạo, điều hành PCTT trong toàn tỉnh.
Xây dựng kế hoạch hợp tác với Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh để thực hiện các chương trình chuyên đề về phòng, chống, ứng phó thiên tai, hiểm họa.
Có biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, truyền tin, phổ biến thường xuyên với nhiều hình thức phù hợp về chủ trương chỉ đạo, kế hoạch, biện pháp, tình hình PCTT, các thông tin dự báo thời tiết, thủy văn, công tác xử lý vi phạm đê điều, công trình thủy lợi và hướng dẫn nhân dân biện pháp phòng tránh.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Bám sát Kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN địa phương mình xây dựng Kế hoạch, phương án PCTT, TKCN phù hợp với điều kiện địa phương. Kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn các ngành thực hiện nghiêm túc kế hoạch, phương án của địa phương và các chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội tăng cường khi có tình huống lũ bão phức tạp xảy ra.
Thực hiện lồng ghép nội dung Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình.
Kiểm tra, thống kê, xác định các vị trí xung yếu, khu vực nguy hiểm, những nơi không đảm bảo an toàn trên địa bàn để triển khai các biện pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn và tính mạng cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước.
Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi xảy ra dông, lốc.
Phân định chi tiết ranh giới và giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện, xã, không để một vị trí nào không có người chịu trách nhiệm.
Kiểm tra kỹ các điểm dân cư ngoài đê và trong các đê bối, xây dựng phương án bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân ở khu vực này trong mùa lũ kể cả khi xảy ra tình huống vỡ bối hoặc phải cho nước tràn qua bối.
Chỉ đạo lực lượng tuần tra canh gác đê của các địa phương trong huyện tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, báo cáo kịp thời các sự cố đê điều, các vi phạm an toàn công trình đê điều phát sinh trên địa bàn.
Chủ trì kiểm tra, xử lý nghiêm và chịu trách nhiệm đối với tất cả các vi phạm Luật đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.
15. Các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể và các đơn vị cá nhân có liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2016, tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị khác khi có yêu cầu.
1. Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến năm 2020, Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của tỉnh, hỗ trợ trang bị hệ thống cảnh báo thiên tai, các phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ...
2. Ngân sách địa phương: Đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”, trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh (hiện nay đang thành lập): Khi thành lập xong và đưa vào sử dụng, quỹ dùng để chi cho các hoạt động khắc phục thiệt hại do sự cố thiên tai gây ra và các hạng mục khác theo quy định.
4. Ngoài ra, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn kinh phí tài trợ, hợp tác của các tổ chức phi Chính phủ.
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, xây dựng, phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai về Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể đóng trên địa bàn tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |