Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2020 do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 143/KH-UBND
Ngày ban hành 25/12/2019
Ngày có hiệu lực 25/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Dương Thành Trung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 143/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 25 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 12/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính trong năm 2020 của tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Nâng cao chất lượng hoạt động triển khai công tác cải cách hành chính tại các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính;

2. Hoàn thiện, đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Trung ương và thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, hiệu quả;

3. Thường xuyên rà soát, kiến nghị đơn giản hoá thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp;

4. Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã; nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

5. Thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính, địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính đúng quy định;

6. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới;

7. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:

1. Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính

- Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện kế hoạch cải cách hành chính trong phạm vi quản lý, xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, phân công rõ trách nhiệm của từng phòng, ban, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, Đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước của Chính phủ; Kế hoạch triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh; tình hình triển khai các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; nêu điển hình các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác cải cách hành chính để nhân rộng phát huy tích cực sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách hành chính, qua đó để cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức thấy được trách nhiệm của mình trong triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương;

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền công tác cải cách hành chính thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, nghiên cứu khoa học, hội thi cải cách hành chính cho các cán bộ, công chức, viên chức;

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã” tổ chức đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính tại các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh theo quy định;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quốc gia năm 2020 trên địa bàn tỉnh;

- Kết hợp cải cách hành chính với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để cán bộ, công chức, viên chức luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, thay đổi lề lối làm việc chuyên nghiệp, giản dị gần gũi nhân dân;

- Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác cải cách hành chính tại các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Qua đó kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính đồng thời đề ra các giải pháp khắc phục tốt hơn trong thời gian tới (các cấp có kế hoạch kiểm tra cụ thể);

- Tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, Kế hoạch triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh; đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức trên cơ sở kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Cải cách thể chế

- Triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả việc thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động chính sách và lấy ý kiến của các đối tượng chịu tác động, các đối tượng có liên quan; tăng cường và phát huy vai trò chuyên gia, người có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật chuyên ngành trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng văn bản;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành;

- Thực hiện hiệu quả các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật về công tác thu thập thông tin, kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện công bố các danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phn trên địa bàn tỉnh.

3. Cải cách thủ tục hành chính

[...]