Kế hoạch 141/TA-KH năm 2014 thực hiện Kế hoạch giám sát kèm theo Nghị quyết 821/NQ-UBTVQH13 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 141/TA-KH
Ngày ban hành 31/10/2014
Ngày có hiệu lực 31/10/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Sơn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 141/TA-KH

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁM SÁT BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 821/NQ-UBTVQH13 NGÀY 17/10/2014 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết số 821/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”, Tòa án nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch giám sát nêu trên của Ủy ban thường vụ Quốc hội với các nội dung cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đảm bảo xem xét, đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình, xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan, sai trong hoạt động xét xử án hình sự và tình hình thực hiện các quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực tố tụng hình sự (trong thời gian từ ngày 01/10/2011 đến ngày 30/9/2014).

2. Thông qua kết quả xem xét, đánh giá thực trạng tình hình phải xác định được trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng để xảy ra các trường hợp oan, sai; rút ra được những nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc xét xử oan, sai; đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật liên quan tới việc giải quyết các yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

3. Đảm bảo trách nhiệm của Tòa án nhân dân các cấp trong việc thực hiện đúng yêu cầu về phạm vi, nội dung, thời gian giám sát đề ra trong Nghị quyết số 821/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

B. NỘI DUNG BÁO CÁO GIÁM SÁT

Trong phạm vi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Tòa hình sự, các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp tiến hành thống kê (theo các mẫu kèm theo) và báo cáo kết quả về một số nội dung sau:

I. TÌNH HÌNH THỤ LÝ, XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

1. Tình hình giải quyết án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, trong đó nêu rõ:

- Số vụ/ bị cáo đã được thụ lý, xét xử theo thủ tục sơ thẩm.

- Số án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị (nêu rõ tỷ lệ % trên số án sơ thẩm đã đưa ra xét xử).

- Số án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại (có thống kê theo từng tiêu chí cụ thể: do sai tội danh; áp dụng hình phạt không đúng pháp luật; chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo; bỏ lọt tội phạm, người phạm tội).

- Số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa tội danh.

- Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bản án sơ thẩm bị hủy, sửa tội danh là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan, các vụ án đó có trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không? Việc phúc đáp của Viện kiểm sát đối với yêu cầu điều tra bổ sung như thế nào? có vụ án nào Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung nhưng Viện kiểm sát không phúc đáp dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc Tòa án yêu cầu bổ sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát không phúc đáp, Tòa án vẫn kết tội theo truy tố của Viện kiểm sát mà bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án; có vụ nào Tòa án xử theo đánh giá chứng cứ và kết tội khác nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố? qua đó đề xuất các giải pháp khắc phục (nêu rõ việc phối hợp trong trả hồ sơ điều tra bổ sung).

2. Tình hình giải quyết án hình sự theo thủ tục phúc thẩm, trong đó nêu rõ:

- Số vụ án/bị cáo thụ lý, giải quyết xét xử theo thủ tục phúc thẩm;

- Số bản án, quyết định phúc thẩm bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (nêu rõ tỷ lệ % trên tổng số bản án, quyết định đã giải quyết theo thủ tục phúc thẩm). Có bao nhiêu vụ án chấp nhận kháng nghị, bao nhiêu vụ không chấp nhận kháng nghị, Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị bao nhiêu vụ, Chánh án Tòa án kháng nghị bao nhiêu vụ.

- Số bản án, quyết định phúc thẩm bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy án để điều tra, xét xử lại (có thống kê theo từng tiêu chí cụ thể: do sai tội danh; áp dụng hình phạt không đúng pháp luật; chưa đủ căn cứ để kết tội bị cáo; bỏ lọt tội phạm, người phạm tội).

- Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bản án phúc thẩm bị hủy là nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan; qua đó đề xuất các giải pháp khắc phục.

3. Số vụ án/bị cáo Tòa án tuyên phạm tội khác với tội danh bị truy tố, trong đó nêu rõ:

- Số lượng vụ án/bị cáo Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạm tội khác với tội danh bị truy tố; các vụ án này có trả hồ sơ để điều tra bổ sung và do việc trả hồ sơ nên đã xử về tội khác với tội bị truy tố.

- Số lượng vụ án/bị cáo Tòa án cấp phúc thẩm tuyên phạm tội khác với tội danh bị truy tố. Nêu rõ lý do cấp phúc thẩm sửa tội danh.

4. Thống kê, báo cáo các trường hợp Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội, tỷ lệ %. Số vụ án/bị cáo Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội, nhưng sau đó bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc theo hướng có tội, tỷ lệ % và kết quả giải quyết, trong đó nêu rõ:

- Các trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử và tuyên bố bị cáo không phạm tội nhưng khi xét xử phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội hoặc Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại và khi xét xử sơ thẩm lại thì lại tuyên bố bị cáo phạm tội (nêu rõ tỷ lệ %).

- Các trường hợp đã xét xử sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng sau đó bản án sơ thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nêu rõ tỷ lệ % và kết quả giải quyết theo các tiêu chí: Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra, xét xử lại, quá trình xét xử sơ thẩm lại thì lại tuyên bố bị cáo phạm tội.

- Các trường hợp đã xét xử phúc thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội, nhưng sau đó bản án phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án có hiệu lực pháp luật để điều tra, xét xử lại, quá trình xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm lại thì lại tuyên bố bị cáo phạm tội.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ