Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 07/CT-BCT về giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật về hoạt động thương mại trong tình hình phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu | 138/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/06/2021 |
Ngày có hiệu lực | 01/06/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Lê Hồng Minh |
Lĩnh vực | Thương mại,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/KH-UBND |
Sơn La, ngày 01 tháng 06 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 07/CT-BCT NGÀY 12/5/2021 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG; CHỐNG CÁC HÀNH VI ĐẦU CƠ, GĂM HÀNG VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG TÌNH HÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 75/TTr-SCT ngày 20/5/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương về các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nội dung trong Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12/5/2021 của Bộ Công Thương.
- Xác định nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các sở, ngành và chính quyền địa phương các cấp; đảm bảo sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các đơn vị trong việc triển khai thực hiện.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh. Xây dựng phương án đánh giá nguồn cung, nhu cầu các mặt hàng thiết yếu; chủ động rà soát, bổ sung phương án “Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La” theo từng cấp độ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu với các tổ chức tín dụng để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tình hình hiện nay.
3. Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2020; Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2020 về việc tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19.
4. Triển khai các biện pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa, đảm bảo các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông thông suốt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID19; chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/2/2021 về việc hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa và các văn bản chỉ đạo liên quan khác của Chính phủ, Bộ, ngành.
5. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa và xuất khẩu, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu, cụm công nghiệp, vùng sâu, vùng xa, nhằm tăng khả năng tiếp cận hàng bình ổn cho các đối tượng khó khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
6. Tổ chức các hoạt động kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường; phối hợp với các địa phương khác trên cả nước tổ chức hoặc tham gia các Chương trình kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm lương thực, thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo nguồn hàng sẵn sàng phục vụ nhân dân.
7. Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp và đồng thời thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã vào vụ thu hoạch, ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh.
8. Tuyên truyền và thông tin đầy đủ, kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường, thông tin các điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
9. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật, hàng hóa chất lượng không đảm bảo; kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu qua biên giới.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì tham mưu rà soát, bổ sung phương án “Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La” theo từng c ấp độ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19; Tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh; kết nối giữa các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn phòng, chống dịch bệnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với các cơ sở hoạt động thương mại, cơ sở sản xuất công nghiệp, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư