Kế hoạch 12226/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 12226/KH-UBND
Ngày ban hành 06/10/2021
Ngày có hiệu lực 06/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thị Hoàng
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12226/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 06 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NĂM 2021 - 2022, PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2022 VÀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC DIỄN BIẾN PHỨC TẠP CỦA DỊCH BỆNH COVID-19

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 233/2016 ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Nghị Quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu năm 2021-2022, phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 và ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trong mùa mưa bão, dịch bệnh, những ngày lễ, những tháng cui năm 2021, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2022, đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn về các mặt hàng thiết yếu.

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có nguồn cung dồi dào tham gia cân đối cung - cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân tỉnh Đồng Nai, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chương trình tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn liền với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

- Thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, thành phố trong các hoạt động đầu tư, kết nối giao thương, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

II. CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN GIÁ MẶT HÀNG THIẾT YẾU NĂM 2021 - 2022

1. Danh mục mặt hàng và lượng hàng tham gia Chương trình

1.1 Mặt hàng

Triển khai đối với 19 mặt hàng: Gạo, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, mì gói, muối ăn, đường, bột ngọt, bột nêm, dầu ăn, nước tương, nước mắm, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh, sách giáo khoa, vở học sinh.

1.2 Lượng hàng

- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở số dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến thời điểm hiện tại khoảng 3,22 triệu người (khoảng 904.800 hộ). Thời gian dự trữ: 01 tháng.

- Tổng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của tỉnh Đồng Nai trong 01 tháng khoảng 6.968 tỷ đồng. Hiện Đồng Nai có có 6 trung tâm thương mại, 11 siêu thị, 227 cửa hàng tiện ích, 148 chợ truyền thống và 65.935 cửa hàng tạp hóa (các địa phương ở vùng sâu vùng xa như Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Vĩnh Cửu có từ 3.000 đến 5.000 cửa hàng tạp hóa), đang cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn.

- Công tác chuẩn bị của tỉnh:

+ Đối với các địa phương có các xã xa trung tâm huyện cần bình ổn thị trường tỉnh sẽ giao nguồn vốn về địa phương theo nhu cầu đăng ký của địa phương là 8,2 tỷ đồng (chi tiết tại phụ lục đính kèm). Ngoài ra vận động các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia BOG nhưng không vay vốn.

+ Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo cung ứng nguồn cho địa phương.

+ Đối với mặt hàng sách giáo khoa, vở học sinh: để đảm bảo tất cả học sinh đều có bộ sách đến trường, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bình ổn vay từ nguồn ngân sách tỉnh 20 tỷ đồng để bình n giá sách giáo khoa, vở học sinh niên học 2022-2023.

* Tỷ lệ dự trữ được tính như sau:

- Mặt hàng gạo thuộc chương trình bình ổn quốc gia, tỉnh chỉ can thiệp khi đột biến, phạm vi nhỏ nên tỷ lệ dự trữ ở mức 2,5% so với nhu cầu.

- Mặt hàng thịt heo: Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh nên ngành chăn nuôi phát triển ổn định, tổng đàn tương đương so với trước thời điểm xảy ra dịch tả heo Châu Phi. Đàn heo 2.484.488 con đủ để cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tuy nhiên tình hình bệnh Dịch tả heo Châu Phi vẫn chưa có vacxin phòng bệnh, đồng thời vào dịp lễ, tết lượng tiêu thụ thịt heo tăng rất cao do nhu cầu tiêu dùng và chế biến thực phẩm. Do đó, cần có nguồn dự trữ 10% tng nhu cầu trong tỉnh nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường, bình ổn giá khi có biến động.

- Mặt hàng thịt gà: thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của người dân và thay thế thịt heo khi cần thiết, tuy nhiên Đồng Nai có tổng đàn gà trên 24,5 triệu con và vòng quay của gà nhanh (từ 35 đến 60 ngày 1 lứa gà), hiện đang cung cấp rất n định cho Đng Nai và các tỉnh lân cận, do đó tỷ lệ dự trữ cần 5% so nhu cầu.

- Các mặt hàng khác như mì gói, thực phẩm chế biến đóng hộp (từ thịt heo, gà, bò, cá), trứng gia cm, đường, dầu ăn, nước chấm, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, muối ăn, nước uống đóng chai, khẩu trang kháng khuẩn, nước sát khuẩn, giấy vệ sinh đang được các kênh truyền thống hiện đại cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho người dân, do đó tỷ lệ dự trữ ở mức 2,5-3% để có nguồn cung cấp nhanh cho các thị trường khi xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ.

2. Đối tượng và điều kiện tham gia

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ