Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2019 về thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 138/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2019
Ngày có hiệu lực 22/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Trần Hồng Quân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 138/KH-UBND

Cà Mau, ngày 22 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM LÀNG VĂN HÓA DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 10/10/2016 của Tỉnh ủy khóa XV về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 06/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mc đích

Triển khai thực hiện thí điểm Làng Văn hóa Du lịch để các sản phẩm nông nghiệp, cảnh quan nông thôn của tỉnh Cà Mau tiếp cận du lịch một cách bền vững và có ý nghĩa. Nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn, góp phần vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Khai thác tiềm năng, phát triển ngành nghề nông thôn; chú trọng khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống và hình thành làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản xuất sản phẩm của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất nông thôn; đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Phát triển thương hiệu du lịch gắn với quảng bá đặc sản địa phương; xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong quảng bá hình ảnh du lịch của Cà Mau.

2. Yêu cầu

Định hướng hỗ trợ phát triển sản phẩm mới phù hp quy hoạch và kế hoạch của tỉnh; tập trung hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên kết phát triển du lịch nông thôn. Tập trung xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng để cung ứng cho khách du lịch trên nền tảng văn hóa địa phương.

Phát triển kinh tế du lịch nông thôn phải gắn với bảo tồn thiên nhiên và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, tăng cường liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng và vai trò dẫn dắt, hỗ trợ của chính quyền các cấp; thu hút được các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình cùng tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch.

Lựa chọn các xã hạt nhân để triển khai thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch kết hợp bán các mặt hàng OCOP; trong đó, đáp ứng các tiêu chí về vị trí địa lý, kết nối giao thông thuận lợi, bản sắc văn hóa độc đáo, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển du lịch,...

Mời chuyên gia tư vấn để cung cấp những hướng dẫn chuyên môn, có định hướng phương pháp thực hiện cụ thể, khoa học và hợp lý khi tổ chức thực hiện thí điểm Làng Văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Phát triển loại hình du lịch nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm thu hút du khách, khai thác mọi tiềm năng có lợi thế của địa phương, phát triển sản phẩm bền vững gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

1. Đa bàn thc hin

Xây dựng Làng Văn hóa Du lịch tập trung ở các địa bàn phù hợp, có vị trí thuận lợi về giao thông, được đầu tư phát triển hạ tầng và có sản phẩm chủ lực để xây dựng sản phẩm đặc thù. Trong đó, trước mắt tập trung khảo sát tại các xã, như: xã Đất Mũi (Ngọc Hiển), xã Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời), xã Nguyễn Phích (U Minh).

2. Thời gian, tiến độ thực hiện

Trong năm 2020, nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm và Bộ tiêu chí riêng cho Làng văn hóa du lịch; tập trung khảo sát, đánh giá, phân tích hiện trạng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, yếu tố kinh tế sản xuất, dịch vụ (sản phẩm chủ lực, sản lượng nông lâm ngư nghiệp, các dịch vụ, lễ hội...) của các ấp tại các xã đã nêu; nhận diện nguồn tài nguyên du lịch chính của các địa phương; rà soát điều kiện về hạ tầng,... Từ đó, xây dựng mục tiêu thực hiện và tổ chức thực hiện.

Năm 2021, lựa chọn và thí điểm tại xã có đủ điều kiện đảm bảo các tiêu chí của Làng văn hóa du lịch. Trong đó, cần xây dựng mô hình đưa các sản phẩm đặc thù vào khai thác, tạo thương hiệu du lịch riêng; kết hợp với đề xuất về hình thức quản lý, vận hành và hỗ trợ nâng cao chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực du lịch tại địa phương. Đảm bảo đến năm 2025 có ít nhất 01 Làng văn hóa du lịch có điểm đến hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

3. Tổ chức thc hin

3.1. Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức khảo sát, phân tích hiện trạng của các xã, phường; từ đó xây dựng hoàn chỉnh Đề án thí điểm trong tháng 9/2020. Tổ chức trin khai, hướng dẫn thực hiện Đề án đúng tiến độ.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tư vấn về chuyên môn, hỗ trợ về kỹ năng nghề cho các đối tượng tham gia phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan huy động các nguồn lực tài chính, đề xuất và bố trí nguồn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh để triển khai các nội dung theo kế hoạch.

3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

[...]