Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2022 thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao xếp hạng các Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1), chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) và chỉ số Phá sản doanh nghiệp (A10) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 137/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2022
Ngày có hiệu lực 30/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 137/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO XẾP HẠNG CÁC CHỈ SỐ CHI PHÍ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT (CHỈ SỐ B1), CHỈ SỐ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG (A9) VÀ CHỈ SỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP (A10) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp và Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, địa phương của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (B1), chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) và chỉ số Phá sản doanh nghiệp (A10) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích.

a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 chỉ số về chi phí tuân thủ pháp luật, chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng và chỉ số phá sản doanh nghiệp, Nhằm cắt giảm hiệu quả các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Qua đó giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho các doanh nghiệp, góp phần cải thiện nâng xếp hạng chỉ số (B1), chỉ số (A9) và chỉ số (A10), đồng thời cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh.

b) Cắt giảm triệt để các chi phí bất hợp lý trong tuân thủ các quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, đẩy lùi và ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tạo dựng môi trường kinh doanh chi phí thấp, ổn định, khuyến khích đầu tư, gia nhập thị trường và cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.

c) Cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không cần thiết, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định có liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh; hạn chế tối đa việc ban hành mới các điều kiện kinh doanh bất hợp lý không cần thiết. Nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống thể chế và pháp luật kinh doanh.

2. Yêu cầu

a) Việc thực hiện kế hoạch đảm bảo thống nhất, khả thi, tiết kiệm, nội dung theo kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện đúng thời gian quy định.

b) Thông qua việc cải thiện các Chỉ số B1, A9, A10 các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét, đánh giá đúng thực trạng về các chi phí tuân thủ pháp luật hiện nay; trên cơ sở xem xét lợi ích đạt được, giảm gánh nặng chi phí B1 đối với các doanh nghiệp, đơn giản hóa các trình tự, thủ tục xét xử các vụ tranh chấp hợp đồng, giảm thời gian, chi phí phá sản doanh nghiệp.

c) Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ, góp phần cải thiện, nâng cao các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

a) Đánh giá đúng thực trạng gánh nặng của các chỉ số.

- Đánh giá đúng thực chất gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật.

- Tổ chức rà soát, lập danh mục các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, của Trung ương liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của sở, ngành, địa phương, đơn vị mình, qua đó đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở điều kiện kinh doanh gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, hoặc mâu thuẫn, chồng chéo. Quan tâm, chú trọng đến việc thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính Phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

- Cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi làm phát sinh chi phí không chính thức cho doanh nghiệp (gồm: Chi phí hành chính; chi phí đầu tư để tuân thủ quy định của pháp luật; phí, lệ phí; chi phí rủi ro pháp lý; chi phí không chính thức).

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

b) Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến điều kiện kinh doanh, kiến nghị hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.

- Các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại kế hoạch, xây dựng, ban hành, tự kiểm tra, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022, liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính trên tinh thần quán triệt và tuân thủ triệt để các yêu cầu, tiêu chí đặt ra trong Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và các văn bản có liên quan. Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các kiến nghị về hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật mà qua quá trình triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa phù hợp với mục tiêu giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân, doanh nghiệp, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi trong tổ chức thực hiện.

- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành trong tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

c) Rà soát, đánh giá các quy định về phí, lệ phí.

Thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành, tham mưu giúp HĐND tỉnh đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh phương án giảm phí, lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý những quy định không còn phù hợp, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tài chính.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ