Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2016 về Phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 136/KH-UBND
Ngày ban hành 29/08/2016
Ngày có hiệu lực 29/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Hoàng Văn Trà
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Phú Yên, ngày 29 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thiên tai là hiện tượng bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế-xã hội gồm các loại hình thiên tai như: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất do mưa lớn, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước biển dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Trong những năm qua với sự tác động của biến đổi khí hậu thiên tai xảy ra ngày càng cực đoan và phức tạp khó lường. Để chủ động công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, gồm các nội dung chính như sau:

Phần I

CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ.

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

- Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

- Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Nhằm huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị để triển khai có hiệu quả các biện pháp cơ bản ứng phó với thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường; bảo vệ sản xuất, giảm đói nghèo do thiên tai gây ra, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững kinh tế-xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền triển khai thực hiện nghiêm nguyên tắc 03 sẵn sàng “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, phát huy ý thức tự giác, chủ động trong phòng, tránh thiên tai của mọi người dân phải nghiêm chỉnh, tuân thủ các mệnh lệnh, hướng dẫn của chính quyền và các cơ quan chức năng trong suốt quá trình ứng phó thiên tai trước, trong và sau thiên tai; đồng thời tự giác tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cùng với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, đoàn thể ở địa phương.

Phần II

KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý:

Tỉnh Phú Yên thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý giới hạn từ 12042'36" đến 13041'28" độ vĩ Bắc, từ 108040'40" đến 109027'47" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 189km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.060 km2, Phú Yên có 09 đơn vị hành chính gồm: các huyện: Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tuy An; thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa, với 112 đơn vị cấp xã (16 phường, 8 thị trấn và 88 xã).

2. Đặc điểm về địa hình:

Phía Đông của tỉnh Phú Yên là Biển Đông, ba mặt còn lại đều có núi bao bọc, tỉnh Phú Yên có địa hình chia cắt mạnh, có tất cả các loại các loại địa hình như đồi, núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau; nhưng nhìn chung có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

3. Đặc điểm khí hậu:

Khí hậu Phú Yên mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc miền phía Nam ở khu vực Nam Trung Bộ với những đặc điểm cơ bản là: Có hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, không có mùa Đông lạnh, chỉ có mùa nóng và mưa, mùa khô kéo dài, mùa mưa lũ. Nhiệt độ trung bình là 26,90C; số giờ nắng trung bình 2,476 giờ/năm; độ ẩm trung bình 79,4%; lượng mưa trung bình 1.795,6 mm/năm.

4. Bão và áp thấp nhiệt đới:

Mùa bão ở tỉnh Phú Yên được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11, nhưng cũng có năm cuối tháng 6 đầu tháng 7 đã có bão đổ bộ (năm 1978).

5. Nắng nóng hạn hạn, xâm nhập mặn:

[...]