Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 29/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 135/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2024
Ngày có hiệu lực 07/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 07 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29/NQ-CP NGÀY 08/3/2024 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13-CT/TW VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (viết tắt Nghị quyết số 29/NQ-CP). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả nội dung Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (viết tắt Chỉ thị số 13-CT/TW) và Kết luận số 61- KL/TW ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (viết tắt Kết luận số 61-KL/TW), Nghị quyết số 29/NQ-CP của Chính phủ.

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng; tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp. Đa dạng hóa các loại hình tổ chức, hợp tác, liên kết, chia sẻ lợi ích trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn, huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

- Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh thời gian qua; bảo đảm thực hiện đạt mục tiêu lĩnh vực lâm nghiệp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra; tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, góp phần bảo vệ, điều hòa nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

2. Yêu cầu

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chỉ thị số 13-CT/TW, Kết luận số 61-KL/TW, Nghị quyết số 29/NQ-CP. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

- Quá trình tổ chức thực hiện phải bám sát các mục tiêu, định hướng của Nghị quyết số 29/NQ-CP, có trọng tâm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện.Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, các cấp chính quyền, người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp bền vững.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đồng bộ, thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình thực tế tại địa phương.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đổi mới, đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững

- Tổ chức quán triệt, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ của Chỉ thị số 13-CT/TW, Kết luận số 61-KL/TW và Nghị quyết số 29/NQ-CP.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng phải được xem là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.

- Tuyên truyền, phổ biến các nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu, định hướng được quy định tại các Quy hoạch, Chiến lược, Chương trình, Đề án, Dự án, Kế hoạch phát triển ngành lâm nghiệp và các văn bản liên quan khác, trọng tâm là Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 03/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnhLạng Sơn giai đoạn 2021-2030;Quyết định số 234/QĐ- UBND ngày 07/02/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số 164/KH- UBND ngày 26/7/2021 của UBND tỉnh về tổng thể phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030...

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lâm nghiệp với cách làm mới, sáng tạo, hình thức và nội dung phù hợp. Trong đó, xác định rừng là tài nguyên, nguồn lực to lớn, là tư liệu sản xuất quan trọng, có khả năng tái tạo, yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước, quốc phòng, an ninh; là không gian sinh tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa gắn với đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, nhất là các dân tộc thiểu số.

- Tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về lâm nghiệp; xây dựng, mở chuyên mục, chuyên trang, phối hợp tổ chức sản xuất các tin, bài, phóng sự về lĩnh vực lâm nghiệp; đăng tin, bài biểu dương người tốt, việc tốt trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Xây dựng các tài liệu, tin bài, phóng sự chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp bền vững.

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng số, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông mới. Ưu tiên các giải pháp tiếp cận người dân ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đổi mới, nâng cao chất lượng, thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc thiểu số để đưa thông tin đến với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộlàm công tác truyền thông và thông tin cơ sở.

- Lồng ghép các nội dung tuyên truyền về bảo vệ rừng vào giờ học cho trẻ em, học sinh các cấp và giáo dục thường xuyên về vai trò, tác dụng của rừng trong nền kinh tế và môi trường sống của con người; các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng; đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng; tác hại của việc khai thác, chặt phá rừng trái pháp luật.

- Tăng cường sự giám sát của người dân, cộng đồng, các đoàn thể, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, trong đó phát huy vai trò, nhân lực có sẵn tại địa phương như trưởng thôn, trưởng bản, các tổ chức đoàn thể, người uy tín trong thôn, bản.

2. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp

- Kịp thời triển khai thực hiện, cụ thể hóa các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư vào phát triển lâm nghiệp trên cơ sở các văn bản của Trung ương, nhằm khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lâm nghiệp trên địa bàn; tạo sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao thu nhập cho người tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng, đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân ở khu vực có rừng.

- Rà soát, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về lâm nghiệp bảo đảm đáp ứng được yêu cầu quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, phát huy được tiềm năng, lợi thế của rừng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.Điều chỉnh, sửa đổi kịp thời các quy định của tỉnh về lâm nghiệp, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương.

3. Phát triển kinh tế lâm nghiệp

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; các Chương trình, Đề án trọng điểm của ngành lâm nghiệp được cấp thẩm quyền duyệt[1], các Chương trình, Đề án, Kế hoạch của tỉnh về lâm nghiệp: Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 03/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021- 2030; Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 07/02/2020 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số164/KH-UBND ngày 26/7/2021của UBND tỉnh về tổng thể phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2030...

[...]