ỦY
BAN NHÂN DÂN
QUẬN THỦ ĐỨC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 134/KH-UBND
|
Thủ
Đức, ngày 04 tháng 07 năm 2011
|
KẾ HOẠCH
CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH:
Quận Thủ Đức nằm ở vị trí cửa ngõ
Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với các vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, gắn kết nhiều cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đầu mối của Thành phố và khu vực. Diện tích tự nhiên của Quận là
4.776ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 32%, đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 67,99% và đất chưa sử dụng là 0,01%. Toàn Quận gồm có 12 Phường với tổng dân số là 458.286 người (tính đến tháng 12 năm 2010).
Quá trình đô thị hóa đã từng bước
hình thành nhóm công trình công cộng, công sở, trường học, các chung cư cao tầng,
chất lượng cuộc sống nâng cao, với không gian mới, thảm xanh, phục vụ cộng đồng...
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng, công tác quản lý kiến
trúc đô thị cũng đạt được những bước tiến triển nhất định. Sự thay đổi này góp
phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện môi trường sống
cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo kiến trúc đô thị mới.
Những công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị quan trọng đang được thành phố triển khai thực hiện trên địa bàn Quận: Tuyến
đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai Ngoài, mở rộng
Xa lộ Hà Nội, Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên... Các dự án này đã mở ra cơ hội để thực hiện chỉnh trang đô thị tại khu vực có tuyến đường đi qua, lợi ích
rất lớn đến sự mở rộng không gian đô thị, chỉnh trang khu vực đô thị là gia
tăng năng lực giao thông và hạ tầng đô thị. Các khu dân cư mới được xây dựng tại
phường Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh,
Tam Phú... tạo diện mạo mới cho quận Thủ Đức.
Tuy nhiên với những kết quả phát triển
như trên vẫn chưa đáp ứng được quá trình đô thị hóa của Quận:
- Hệ thống hạ tầng đô thị chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển đô thị trong hiện tại và tương
lai. Bộ mặt không gian kiến trúc đô thị chưa được chỉnh trang
đồng bộ, tập trung và quy mô chưa tương xứng với quá trình
đô thị hóa của Quận.
- Các công trình kiến trúc phát triển chưa tương xứng trên các tuyến đường trung tâm như:
Võ Văn Ngân, Đặng Văn Bi, Kha Vạn Cân... các khu vực dân cư nhà ở thuộc trung tâm thị trấn cũ còn lụp xụp cần chỉnh
trang xây dựng mới.
- Vấn đề giải quyết thoát nước, chống ngập úng chưa có bước chuyển biến rõ rệt mà chỉ tập trung giải quyết
ngập úng cục bộ và mang tính tạm thời.
- Hệ thống giao thông chưa được đầu
tư phát triển mở rộng theo đúng quy hoạch.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Quận trong giai đoạn 2011 - 2015 về chỉnh trang đô thị phù hợp với quá trình đô
thị hóa của Quận Thủ Đức, UBND Quận Thủ Đức xây dựng kế hoạch thực hiện như
sau:
II. MỤC TIÊU:
- Định hướng quy hoạch xây dựng trên
địa bàn quận đến năm 2011 đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm
2020, bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hòa và bền vững tại quận Thủ Đức. Xác
định sự phát triển đô thị hợp lý trong từng giai đoạn về các mặt: phát triển
kinh tế, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị.
- Trên cơ sở đó phấn đấu tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu sử dụng đất và xây dựng đô thị đạt 95 -
100 %, để tập trung quản lý đất đai, quản lý xây dựng và tiền đề để kêu gọi đầu
tư và lập các dự án xây dựng trên địa bàn.
- Tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng
giao thông, các tuyến đường lớn do thành phố đầu tư tạo điều kiện phát triển và
chỉnh trang đô thị, công tác chỉnh trang các tuyến hẻm và
chỉnh trang đô thị dựa trên lợi ích trước mắt và lâu dài
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thực hiện theo nguyên tắc lấy
ý kiến nhân dân, phát huy dân chủ là cơ chế để đạt mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội.
Tập trung giải quyết các khu vực trọng
điểm về ô nhiễm môi trường; đảm bảo tỷ lệ 95 % sử dụng nước sạch (nước máy, trạm
nước sạch). Riêng khu vực thị trấn cũ Thủ Đức 100% hộ dân sử dụng nước máy.
- Phấn đấu đến năm 2015, dự kiến đạt
khoảng 2 triệu m2 sàn xây dựng mới, đảm bảo diện
tích nhà ở đầu người trung bình đạt 17 m2/người.
- Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho
các công trình với quy mô khác nhau có sự chuyển đổi sử dụng cho nhiều chức
năng, xen cài trong khu vực đô thị hiện hữu chưa hoàn chỉnh về hệ thống giao
thông hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tính chất sử dụng.
- Phấn đấu triển khai lập đồ án thiết
kế đô thị 3 tuyến đường trung tâm của Quận: đường Võ Văn
Ngân, Đặng Văn Bi, Kha Vạn Cân.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
A. Hướng phát triển đô thị trên địa bàn:
1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
1.1. Về
đường bộ:
* Đường đối ngoại:
Đường giao thông đối ngoại theo quy
hoạch chung là hơn 50 km. Bao gồm 11 tuyến chính là các tuyến có chức năng kết
nối với các vùng, khu vực đô thị kế cận, sẽ triển khai thực hiện trong giai đoạn
2011 - 2015, cụ thể như sau:
- Xa lộ Hà Nội: Đang triển khai giải
tỏa đền bù theo đúng quy hoạch lộ giới đoạn qua quận Thủ Đức là 63,5 m. Phục vụ
cho tuyến Metro và tăng năng lực giao thông.
- Đường Tân Sơn Nhất Bình lợi - Bình
Lợi: Đang triển khai giải tỏa đền bù, đoạn qua quận Thủ Đức
để kết nối với đường Xuyên Á có bề rộng từ 30-60m.
- Đường Quốc lộ 13: Thành phố đang
triển khai phê duyệt dự án, đoạn qua quận Thủ Đức được mở rộng lên 60 m. (Đoạn
từ Ngã tư Bình Triệu đến cầu Ông Dầu là 60 m)
- Đường Bình Thái - Gò Dưa: Dự án
đang trong giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế để trình Thành phố phê duyệt.
* Đường đối nội:
- Đường giao thông đối nội bao gồm 24
tuyến đường chính (với khoảng 185,9 km) Quận sẽ kết hợp với
khu quản lý giao thông đô thị từng bước có kế hoạch mở rộng
chỉnh trang, dự kiến từ năm 2011 - 2015 đầu tư các tuyến
đường sau:
+ Đường Kha Vạn Cân (đoạn từ đường
Linh Đông đến cầu Ngang): đã triển khai thi công, phấn đấu hoàn thành trong năm 2012.
+ Đường Lê Văn Chí: Dự án đã ghi vốn
chuẩn bị đầu tư, phấn đấu triển khai thực hiện từ 2012 - 2014.
+ Đường Trường Thọ (từ đường Kha Vạn
Cân đến Nguyễn Văn Bá đến dự án đang
trình Sở Giao thông vận tải phê duyệt, phấn đấu triển khai thực hiện từ 2013 -
2015.
+ Đường Đào Trinh
Nhất: từ đường Kha Vạn Cân đến giáp tỉnh Bình Dương dự án đang triển khai, phấn
đấu hoàn thành trong năm 2011.
+ Đường Võ Văn Ngân: mở rộng đoạn từ
đường Chân Lý đến Ngã tư Thủ Đức, để
giải quyết ùn tắc giao thông, phấn đấu phối hợp chặt với Khu QLGT ĐT số 2 để
có thể triển khai từ 2011 - 2012.
+ Nâng cấp mở rộng và đầu tư hệ thống thoát nước đường Tam Bình.
+ Nâng cấp mở rộng và đầu tư hệ thống
thoát nước đường Tô Vĩnh Diện.
+ Mở rộng đường số 6 và đường số
11 phường Trường Thọ.
- Phấn đấu cơ bản hoàn thành việc bê
tông hóa đường hẻm trên địa bàn.
- Từng bước lập quy hoạch xây dựng
các công trình phụ của các tuyến đường lớn như: công trình
ngầm, bến bãi đậu xe công cộng., mảng xanh-cây xanh, chiếu sáng, hệ thống biển
báo đường bộ.
1.2. Công trình thoát nước và chống
ngập:
Dựa trên quy hoạch thoát nước chung của
Thành phố, quận tiến hành khảo sát tổng thể lại toàn bộ hệ thống thoát nước của
từng khu vực để từng bước cải tạo cơ bản hệ thống thoát nước, phấn đấu đến năm
2015 cơ bản khắc phục được ngập úng trên địa bàn. Cụ thể các công trình tiến
hành đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 như sau:
a. Các công trình phối hợp với các
đơn vị của thành phố:
- Công trình thoát nước theo rạch Suối
Nhum: tiếp tục kiến nghị Trung tâm điều hành chống ngập - Sở nông nghiệp đầu tư
hệ thống cống cấp 3 để gom nước trong các khu dân cư đổ vào rạch Suối Nhum của
2 phường Linh Xuân và Linh Trung. Phấn đấu thực hiện từ năm 2012-2014.
- Triển khai thi công 5 cống ngăn triều
bao gồm: cống ngăn triều rạch Ông Dầu, cống ngăn triều rạch
Đá, cống ngăn triều rạch Gò Dưa, cống ngăn triều rạch Cầu
Đúc Nhỏ, cống ngăn triều rạch Thủ Đức, phấn đấu triển khai trong năm 2012-2014.
- Cải tạo hệ thống thoát nước Suối Ba
Bột. Phấn đấu triển khai thực hiện năm 2011-2013.
- Cải tạo kênh tiêu Ba bò để giải quyết
thoát nước và ô nhiễm môi trường.
- Công trình nạo vét thoát nước rạch
Vĩnh Bình.
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thoát
nước đường Kha Vạn Cân cho khu vực chợ Thủ Đức để giải quyết ngập úng.
- Đồng thời Quận sẽ phối hợp với Khu
QLGT ĐT số 2 và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước nghiên cứu lập
dự án để từng bước đầu tư một số đoạn tuyến đường như:
+ Đường Kha Vạn Cân: đoạn từ Ngã năm Thủ Đức đến Công ty Dệt lưới NamYan.
+ Đường Võ Văn Ngân: đoạn từ đường
Đoàn Công Hớn đến Ngã năm Thủ Đức và đoạn từ đường Tô Ngọc Vân đến đường TSN - BL - VĐN kết hợp cải tạo mở rộng nút giao thông Ngã năm Thủ Đức.
b. Các công trình do Quận chủ động
triển khai thực hiện:
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đê bao
ven sông Sài Gòn trong đó chú ý triển khai thi công trước các cống ngăn triều
như: cống ngăn triều rạch Ông Bông, rạch Năm Chống... phấn đấu hoàn thành năm
2015.
- Nạo vét rạch Cầu
Ngang, phấn đấu hoàn thành năm 2012.
- Dự án bờ tả sông Sài Gòn, phấn đấu
hoàn thành năm 2013.
- Công trình kè chống sạt lở bờ sông
Sài Gòn tại KP8, phường Linh Đông, phấn đấu hoàn thành năm 2013.
- Các công trình Phòng chống lụt bão
được UBND Thành phố cho chủ trương đầu tư trong năm 2011, theo công văn số
1084/UBND-CNN ngày 12/3/2011, phấn đấu hoàn thành năm 2012.
1.3. Công tác cấp nước:
- Tiếp tục phối hợp với Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, quan tâm đẩy nhanh tiến độ thi
công và hoàn thành mạng lưới ống cấp nước cấp 1 và 2 đã được phê duyệt, để trên
cơ sở đó phát triển mạng lưới ống cấp nước cấp 3 như:
+ Tuyến Bình Thái- Gò Dưa: từ ngã tư
Bình Thái- đường Linh Đông, ø 1500, dài 2570m.
+ Tuyến Kha Vạn Cân: từ Đường Sắt đến cầu Bình Lợi, ø 1500, dài 4940m.
+ Tuyến Gò Dưa - Tam Bình: từ Đường sắt
đến Quốc lộ 1A, ø 800, dài 3415m.
+ Tuyến Quốc lộ
13: từ ngã tư Bình Triệu đến ngã tư Hiệp Bình Phước ø 500, dài 4.761 m.
+ Tuyến Quốc lộ
1A: từ ngã tư Gò Dưa đến Linh Xuân, ø 500, dài 6.510m.
+ Tuyến Lê Văn Chí - Kha Vạn Cân - Quốc
lộ 1K: từ Lê Văn Chí đến Quốc lộ 1K ø 800.
- Đầu tư hòa mạng ống cấp 3:
Phối hợp công ty
cổ phần cấp nước Thủ Đức tập trung đầu
tư mạng cấp nước cấp 3 trên địa bàn các phường Hiệp Bình phước, Bình Chiểu, Linh Xuân, và đầu tư thêm mạng cấp
nước phường Tam phú Tam Bình và thay
mới một số đường ống cấp nước hư hỏng do đã khai thác quá lâu.
Bên cạnh đó vẫn tạm thời còn sử dụng
hệ thống trạm nước sạch nông thôn ở một số vùng chưa đầu tư kịp thời mạng ống cấp 3 như: Phường Tam Phú, Hiệp bình Chánh,
Linh Xuân, Hiệp Bình Phước v.v.
Ngoài ra trong thời gian chờ công ty
cấp nước Thủ Đức đầu tư phủ kín mạng nước máy trên địa bàn Quận, UBND quận sự
phối hợp cùng Công Ty cấp thoát nước và môi trường tỉnh Bình Dương để thực hiện đấu
nối mạng cấp nước sạch cho một số khu
phố ở vùng giáp ranh như Phường Bình Chiểu, Hiệp Bình phước.
- Phấn đấu cung cấp nước sạch cho các
hộ dân trong giai đoạn 2011-2015 là: 14.500 hộ sử dụng nước máy và 750 hộ sử dụng
nước trạm.
- Dự kiến đến cuối năm 2015 đạt trên 95% nhân dân có nước máy sử dụng, và dự kiến người dân trên địa bàn
quận có nước sạch sử dụng là 100%.
2. Hạ tầng xã hội:
2.1. Phát
triển vườn hoa-mảng xanh và cây xanh:
- Theo quy hoạch
dự kiến diện tích cây xanh và công viên trên địa bàn Quận là 200ha như công
viên cây xanh có kết hợp với hồ điều tiết, cây xanh ven các bờ sông kênh rạch
như sông Sài Gòn, Gò Dưa, Vĩnh Bình... Trong thời gian từ 2011-2015 dự kiến sẽ
thực hiện trồng cây xanh như sau:
- Triển khai kiểm tra thực trạng toàn
bộ số lượng cây xanh và diện tích vườn hoa, thảm cỏ trên địa bàn Quận để có kế
hoạch duy tu bảo quản, chăm sóc và đầu
tư cải tạo để tạo nét khang trang, mỹ quan đô thị).
- Ngoài ra sẽ có kế hoạch trồng thêm
và cải tạo một số cây xanh trong các vườn hoa thuộc dự án các khu dân cư do Quận đang và sẽ tiếp nhận bàn giao và quản lý. Sẽ có nghiên cứu và thử
nghiệm mô hình xã hội hóa một vài vườn hoa, mảng xanh thuộc dự án khu dân cư,
nhằm giảm kinh phí duy tu cho ngân sách duy tu hàng năm cho ngân sách Quận.
a. Lập kế hoạch thực hiện các dự án về
quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến
đường trên địa bàn Quận, cụ thể: Đề xuất Khu Quản lý Giao thông Đô thị số
2 triển khai trồng mảng xanh trên vỉa hè hay dọc theo bờ tường cơ
quan, công sở trên các tuyến đường trọng điểm thuộc địa bàn quận để thực hiện tốt
công tác phủ cây xanh nhằm tăng cường mảng xanh tại các vị
trí sau:
+ Dọc theo bờ tường của các trụ sở:
UBND quận (mặt tiền đường Thống Nhất, phường Bình Thọ);
Phòng QLĐT quận (mặt tiền đường Thống Nhất, phường Bình Thọ); Phòng Giáo dục quận
(mặt tiền đường Thống Nhất và đường Nguyễn Công Trứ, phường Bình Thọ); UBND phường
Bình Thọ (mặt tiền đường Chân Lý, phường Bình Thọ); UBND phường Linh Chiểu (mặt
tiền đường số 20, phường Linh Chiểu); UBND phường Linh Xuân (mặt tiền đường Quốc
Lộ 1K, phường Linh Xuân); UBND phường Linh Tây (mặt tiền đường Kha Vạn Cân, phường
Linh Tây); UBND phường Tam Bình (mặt tiền đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Bình);
UBND phường Tam Phú (mặt tiền đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú); trường THCS
Lê Quý Đôn (phía giáp đường Tô Vĩnh Diện, phường Linh Chiểu); trường THCS Bình
Thọ (mặt tiền đường Thống Nhất, phường Bình Thọ)
Dự kiến trồng: cây Cau kiểng, cây Trầu không, hoa Tóc tiên, hoa Vàng Anh, hoa Giấy, hoa Bìm Bìm, Hoa Rạng
Đông, hoa Tường Vi, hoa Cát Đằng, hoa Thiên Lý, dây Bông Xanh, hoa Mắt Nai, hoa
Thạch thảo, hoa Mười giờ, hoa Cẩm Tú, hoa Trạng nguyên, hoa Forget me not, trúc
Quân tử ... Chiều dài mặt đường: 623m
b. Đề xuất Khu Quản lý Giao thông Đô
thị số 2 hỗ trợ trồng cây xanh bổ sung tại các vườn hoa trong các dự án khu dân
cư trên địa bàn quận để thực hiện tốt công tác phủ cây xanh nhằm tăng cường mảng
xanh tại các vị trí sau:
+ Dự án khu dân cư của Công ty cổ
phần phát triển nhà Thủ Đức
+ Dự án khu dân cư của Công ty Cổ phần Địa ốc 8
+ Dự án khu dân cư của Công ty TNHH
TM XD Sài Gòn Viễn Đông
+ Dự án khu dân cư của Ban Tổ chức -
Cán bộ Chính phủ
+ Dự án khu dân cư của Công ty Cổ phần Giống gia cầm Miền Nam
+ Dự án khu dân cư của Công ty TNHH
phát triển và kinh doanh nhà
+ Dự án khu dân cư của Công ty Dịch vụ
Công ích TNXP TP.HCM
- Lập quy hoạch phát triển một số
công viên cây xanh dọc theo bờ sông Sài gòn (có kết hợp đường giao thông), rạch
Gò dưa, rạch Ông dầu, rạch Lùng, một số cây xanh dọc các tuyến bờ bao sông rạch
nhằm để tạo mảng xanh và bảo vệ hệ thống bờ bao không bị sạt lở và một vài mảng xanh ở khu vực trung tâm khác của Quận.
2.2. Công
trình công cộng: (đã có 1 chuyên đề riêng nên chỉ liệt kê một số công trình)
- Xây dựng mới tối thiểu 12, 15 trường học các cấp, giai đoạn trước
mắt xây dựng mới các trường học: Trường PTTH Linh Xuân,
Trường THCS Trường Thọ, Trường Tiểu học Bình Chiểu, Trường PTTH Linh Trung.
- Nâng cấp Bệnh viện Quận và xây dựng
mới Trung tâm y tế dự phòng, nâng cấp trung tâm Văn hóa, Trung tâm thể dục thể
thao và Nhà thiếu nhi Quận.
- Xây dựng cải tạo các chợ hiện hữu
và phát triển siêu thị trên địa bàn Quận.
3. Về
quy hoạch kiến trúc đô thị:
3.1. Về
quy hoạch phân khu:
Các đồ án cần xuất phát từ yêu cầu
kinh tế - Xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, cần quan tâm đến đời
sống nhân dân. Các đồ án cần nghiên cứu đến các khu vực hiện
ổn định nhà lụp xụp... để phục vụ cho các công trình nhà ở chỉnh trang đô thị
nâng cao không gian sống cho nhân dân.
Tiếp tục phối hợp với Sở Quy hoạch kiến
trúc hoàn tất đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của quận trong năm 2011.
- Dự kiến phấn đấu đến cuối năm 2013
xong việc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 (Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000)
trên toàn Quận, sau đó từng bước triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Tập
trung hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu trung tâm hành chính Quận để
phục vụ công tác kêu gọi đầu tư.
- Từ cơ sở quy hoạch chi tiết để quản
lý việc xây dựng trên địa bàn toàn Quận, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ
thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các dự án nhà ở trên địa
bàn, để làm cơ sở cho công tác chỉnh
trang đô thị ở từng khu vực.
3.2. Về
quy hoạch kiến trúc:
- Định hướng theo quy hoạch chung:
- Phải đảm bảo hài hòa giữa một đô thị
phát triển với các biệt thự nhà vườn, giữa các chung cư
cao tầng với các khu ở nhà vườn, khu dân cư hiện hữu cải tạo.
- Quận tập trung kêu gọi đầu tư các
khu vực quy hoạch xây dựng mới, xây dựng các khu chung cư cao tầng, phát triển
đô thị theo hướng hiện đại.
- Song song đó, Quận đầu tư phát triển
cải tạo các khu dân cư hiện hữu dọc các tuyến đường Kha Vạn Cân, Đặng Văn Bi,
Võ Văn Ngân.
- Tăng cường quản lý xây dựng quản lý
xây dựng quản lý quy hoạch phân khu để đảm bảo phát triển theo quy hoạch đề ra.
3.3. Thiết kế đô thị các tuyến đường
trung tâm:
Trên cơ sở đồ án thiết kế đô thị do Sở Quy hoạch kiến trúc chủ trì thiết kế như: Xa
lộ Hà Nội, Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai Ngoài, Quận sẽ tập trung triển
khai thực hiện. Song song đó Quận phấn đấu lập đồ án thiết kế đô thị các đường
thuộc trung tâm thị trấn Thủ Đức cũ như: đường Võ Văn
Ngân, Đặng Văn Bi, Kha Vạn Cân, cụ thể như sau:
- Đường Kha Vạn Cân: nâng cấp mở
rộng đường thiết kế đô thị, chỉnh trang lại không gian kiến trúc
dọc 2 bên đường, cây xanh dọc tuyến đường.
- Đường Võ Văn Ngân: quy hoạch thiết
kế không gian kiến trúc đô thị, cải tạo xây dựng mới các công trình trọng tâm
đô thị và chỉnh trang cụm Ngân hàng, thương mại, trường học.
- Đường Đặng Văn Bi: quy hoạch không
gian kiến trúc đô thị, cây xanh.
4. Hình thành các Khu dân cư mới:
Hình thành các công trình nhà ở
cao tầng hiện đại xây dựng mới tập trung ở các phường Linh Tây,
Trường Thọ, Linh Đông và Hiệp Bình Chánh (khu phố 9); các
khu nhà biệt thự vườn tại phường Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Tam Phú; các khu
nhà biệt thự bố trí tại các phường Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh,
Hiệp Bình Phước. Các khu chung cư xây dựng mới tập trung ở các phường Hiệp Bình
Chánh, Trường Thọ, Linh Trung (tiếp giáp với tuyến đường metro Bến Thành - Suối Tiên), cụ thể: dự án chung cư 4S 2 Linh Đông, dự án Khu
chung cư Phú Đức - Linh Trung, dự án Golden Land - Trường Thọ...
5. Về
quản lý xây dựng và kiến trúc:
- Tiếp tục tuyên truyền Luật Xây dựng,
Luật Nhà ở, Nghị định 71/NĐ-CP, Quyết
định 68/2010/QĐ-UBND của UBND Thành phố, tập trung giải quyết các quy định về
xây dựng.
- Thanh tra xây dựng của Quận và Phường
thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng nhà ở trong các dự án và nhà ở riêng lẻ trong khu dân cư.
- Tích cực thực hiện chủ trương cải
cách hành chính trong thủ tục cấp phép xây dựng, giải quyết
hồ sơ cấp phép đúng thời gian quy định.
- Trên cơ sở thiết kế đô thị các tuyến
đường trục chính (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai
ngoài) - Xa lộ Hà Nội được thành phố
phê duyệt và 3 tuyến đường thuộc khu vực trung tâm Quận nêu trên, Phòng Quản lý
đô thị và Thanh tra xây dựng quản lý
xây dựng theo thiết kế kiến trúc đô thị.
- Ban hành quy chế quản lý quy hoạch xây dựng để đảm bảo thực hiện theo thiết
kế đô thị.
B. Chỉnh trang khu đô thị Thị trấn
Thủ Đức cũ:
a. Chỉnh trang lại các khu dân cư hiện
hữu, phù hợp với sự phát triển của địa phương. Từ nay đến
năm 2015, tập trung chỉnh trang lại khu dân cư khu phố 7 -
Phường Trường Thọ, Khu phố 5 - phường Linh
Chiểu, khu phố 5 phường Linh Tây, cơ sở hạ tầng thấp kém không phù hợp phường
đô thị, do đó cần phải quy hoạch bố
trí lại (hình thức kêu gọi đầu tư). Trong năm 2011, tập trung chỉnh
trang khu trung tâm thị trấn cũ thuộc phường Bình Thọ.
b. Chỉnh trang đô thị tại Khu phố
2 - phường Linh Chiểu (tổ 17, 18, 20, 21): xây dựng mới khu chung cư căn hộ cao tầng kết hợp
thương mại dịch vụ với diện tích khoảng 1,2 ha, hiện trạng là khu dân cư hiện hữu,
giao thông hẹp, xây dựng kiến trúc không đồng bộ chủ yếu là nhà cấp 4 (1- 2 tầng)
diện tích nhỏ hẹp, dân số khoảng 832 người (117 hộ dân), hạ
tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội không đảm bảo. Trên cơ sở đồ
án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư giáp đường Kha Vạn Cân đã được
phê duyệt tại Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 đưa ra các chỉ tiêu
quy hoạch mới cho khu dân cư hiện hữu nêu trên:
- Tầng cao xây dựng từ 9 - 18 tầng.
- Hệ số sử dụng đất: 6,3 lần
- Mật độ xây dựng trung bình: 35 - 40
%
Hình thức kêu gọi đầu tư và vận động
nhân dân, UBND Quận sẽ hỗ trợ nhân dân tạm vào các dự án phục vụ tái định cư.
Sau khi dự án hình thành sẽ bố trí tái định cư tại chỗ trong dự án.
- Đối với các tuyến đường đã giải tỏa:
quản lý chặt chẽ việc xây dựng lại sau khi giải tỏa, đảm bảo xây dựng theo quy
chuẩn của Luật Xây dựng và phù hợp mỹ quan đô thị.
c. Chỉnh trang các công trình công cộng:
- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng
cấp các công trình cơ quan, trường học... phù hợp với quy hoạch phân khu và thiết
kế đô thị.
- Xây dựng cải tạo cây xanh và vườn
hoa tại phường Bình Thọ:
+ Công viên cây xanh (cạnh trường THCS Bình Thọ): khoảng 15.900m2.
+ Vườn hoa cây xanh (thuộc dự án khu
nhà ở của Công ty Dệt Việt Thắng): khoảng 5.600 m2.
- Cải tạo cây xanh vườn hoa tại các dự
án khu dân cư:
+ Khu dân cư tại phường Linh Chiểu do
Công ty Giống gia cầm Miền Nam.
+ Khu dân cư tại phường Linh Chiểu do
Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong.
d. Cải tạo chỉnh trang vỉa hè - cây
xanh một số tuyến đường:
- Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp vỉa
hè, trồng cây xanh hoàn chỉnh trên các tuyến đường như sau:
+ Xây dựng mới vỉa hè: Đường Bác Ái,
Hòa Bình, Độc Lập, Lê Quý Đôn, Khổng Tử.
+ Nâng cấp, cải tạo vỉa hè: Đường Dân
Chủ.
- Hệ thống điện: Kết hợp với điện lực
Thủ Đức, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc tiến hành thực hiện ngầm hóa hoặc bó gọn hệ thống
dây cáp để tạo mỹ quan đô thị.
e. Nâng cấp mở rộng đúng lộ giới các
tuyến đường, cụ thể như sau:
+ Đường số 5 -
phường Linh Chiểu.
+ Đường số 13 - tại khu phố 1 - phường
Bình Thọ (đoạn Kha Vạn Cân đến Võ Văn Ngân)
+ Hẻm 45 - tại khu phố 1 - phường Trường
Thọ.
f. Cải tạo hệ thống thoát nước mặt tại
phường Bình Thọ và đường Hồ Văn Tư, phường Trường Thọ
- Cải tạo hệ thống thoát nước mặt tại
phường Bình Thọ. Lắp đặt hệ thống thoát nước trên một số tuyến đường (theo thứ
tự ưu tiên về mức độ cần thiết và kỹ thuật):
+ Lắp đặt hệ thống thoát nước tuyến
đường Bác Ái.
+ Lắp đặt hệ thống
thoát nước tuyến đường Độc Lập.
+ Lắp đặt cống thoát nước đường Hòa
Bình.
+ Lắp đặt cống thoát nước đường Khổng
Tử.
+ Lắp đặt cống thoát nước đường Lê
Quý Đôn.
- Cải tạo hệ thống thoát nước mặt tại
đường Hồ Văn Tư, phường Trường Thọ.
IV. GIẢI PHÁP
CHUNG:
1. Giải pháp về vốn:
- Hằng năm, sử dụng hợp lý và có hiệu
quả các nguồn vốn nhà nước đầu tư cho giao thông gồm: vốn thành phố tập trung,
vốn thành phố phân cấp, vốn ngân sách quận, vốn thưởng vượt
thu, vốn khác... Ngoài ra, trên cơ sở vốn ngân sách hàng
năm, Phòng Tài chính kế hoạch phân bổ một phần vốn tập trung cho công tác chỉnh
trang đô thị.
- Nguồn vốn khác quận có thể xem xét
để đầu tư là: vốn vay của các ngân hàng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, vốn do đơn vị thi công tự bỏ vốn thi công trước thu
hồi kinh phí sau, vốn do hoán đổi quỹ đất, vốn do đấu giá
đất vốn đóng góp của các công ty doanh nghiệp trên địa bàn quận, vốn đóng góp của
nhân dân và vốn do nhân dân góp đất-vật kiến trúc không nhận tiền đền bù.
- Khuyến khích
các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu tự bỏ vốn để giải
phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình giao thông theo phương thức xã hội
hóa giao thông theo quy hoạch nhất là các tuyến đường phục vụ các dự án nhà ở
đã có chủ trương cho phép đầu tư.
- Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình: tham mưu UBND Quận xin chủ trương Thành phố cải tạo nâng cấp
các con đường xuyên tâm.
- Thiết kế đô thị 3 tuyến đường trung
tâm: nguồn vốn từ xin ngân sách Thành phố về công tác quy hoạch.
2. Giải pháp thi công:
- Đầu tư công
trình từng bước, xem xét từng dự án để thống nhất quy mô phù hợp với hiện trạng
và phù hợp quy hoạch. Đối với các tuyến đường chưa đủ điều kiện xây dựng hệ thống
thoát nước đầu tư theo hiện trạng trước để phục vụ lưu thông. Ưu tiên đầu tư những
tuyến đường tập trung đông dân cư, có mật độ lưu thông và
tính kết nối giao thông cao, được nhân dân ủng hộ, thuận tiện cho việc thi công
và giải phóng mặt bằng.
- Phối hợp chặt chẽ với Khu quản lý
giao thông đô thị số 2, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành
phố, Công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức, Công ty Điện lực Thủ
Đức và các đơn vị khác có liên quan trong công tác phát triển, nâng cấp, mở rộng
đường giao thông đô thị để đảm bảo kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
3. Giải pháp bồi thường-giải phóng
mặt bằng:
- Đối với những tuyến đường khi giải
tỏa có chủ trương vận động nhân dân góp đất không nhận tiền đền bù, đề xuất quận
hỗ trợ hỗ trợ kinh phí cho dân trong trường hợp giải tỏa
trắng vật kiến trúc hoặc giải tỏa vật kiến trúc có giá trị ảnh hưởng lớn đến đời
sống của hộ dân.
4. Công tác phối hợp:
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với
Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khu quản lý
giao thông đô thị số 2, Trung tâm điều hành chương trình
chống ngập nước thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị trên địa bàn.
V. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ
1. Phó chủ tịch Quản lý đô thị: chủ
trì chỉ đạo điều hành trực tiếp, tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện công trình
hàng quý nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực
hiện.
2. Phòng quản lý đô thị phối hợp Sở
Quy hoạch kiến trúc, Ủy ban nhân dân các phường và các phòng, ban liên quan hằng năm lập danh mục đường giao thông và các công
trình hạ tầng kỹ thuật khác, phối hợp phòng tài chính- kế
hoạch cân đối vốn và tham mưu kế hoạch cho Thường trực Ủy ban nhân dân quận phê
duyệt thực hiện; có ý kiến về hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật và bản vẽ thiết kế
kỹ thuật thi công đối với công trình giao thông và các công trình
chỉnh trang đô thị thuộc thẩm quyền giải quyết của quận, tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng, kỹ thuật công trình.
3. Phòng tài chính-kế hoạch trên cơ sở
danh mục do Phòng quản lý đô thị đề xuất, tham mưu thường trực Ủy ban nhân dân
quận các giải pháp về vốn, cân đối kế hoạch hằng năm để đảm bảo cho việc đầu tư
thực hiện đúng tiến độ, thẩm tra thanh quyết toán hoàn thành công trình và tham
mưu phê duyệt quyết toán theo quy định; tham mưu Thường trực Ủy ban nhân dân quận
phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và dự án
đầu tư đối với các công trình giao thông và các công trình chỉnh trang đô thị
thuộc thẩm quyền giải quyết của quận.
4. Ban quản lý đầu tư xây dựng công
trình, Ủy ban nhân dân các phường và các đơn vị liên quan (chủ đầu tư); trên cơ
sở kế hoạch được duyệt, tổ chức triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm chính
trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu
đưa công trình vào sử dụng đảm bảo chất lượng thanh, quyết toán các công trình
do mình làm chủ đầu tư theo quy định.
5. Ban bồi thường-giải phóng mặt bằng
quận: trên cơ sở danh mục các tuyến đường đã đưa vào kế hoạch, có sự chuẩn bị
các bước cho công tác bồi thường giải tỏa và tham mưu cho
Thường trực Ủy ban nhân dân quận theo từng phương án cụ thể, xác định mức độ
thiệt hại để đền bù và phối hợp chủ đầu tư để xúc tiến nhanh việc cắm mốc giải
tỏa đối với các dự án cần phải giải tỏa để có mặt bằng thi công.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn và hỗ trợ chủ đầu tư về thủ tục thu hồi và giao đất, giải phóng mặt bằng;
tham mưu Ủy ban nhân dân quận theo phương án ghi giảm giấy chứng nhận của người
dân sau khi hiến đất làm đường theo hướng rút gọn thủ tục, tiết kiệm chi phí
cho người dân.
7. Ủy ban nhân dân các phường, Ban điều
hành khu phố, tổ dân phố phối hợp với cơ quan chức năng
trong công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, duy
tu, bảo dưỡng công trình khi đưa vào sử dụng; phối hợp các
ngành chức năng của quận trong việc đề xuất, quản lý, công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng; phối hợp Ủy ban mặt trận tổ quốc, đoàn thể
chính trị-xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động người
dân hiến đất, vật kiến trúc đối với những công trình cần vận
động người dân hiến đất, vật kiến
trúc.
8. Mặt trận tổ quốc quận, phường và
các đoàn thể thực hiện tốt cơ chế giám sát nhân dân theo quy định (Quy chế giám
sát cộng đồng theo quy định 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005
của Thủ tướng Chính phủ).
9. Phòng nội vụ tham mưu thành lập
ban chỉ đạo thực hiện công trình giao thông gồm các phòng
ban chuyên ngành có liên quan, phân công nhiệm vụ cụ thể đến
từng thành viên, quy định chế độ họp giao ban định kỳ.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Thủ trưởng các Ban, ngành, UB MTTQ
Quận và các đoàn thể, các đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các phường có
trách nhiệm triển khai, phối hợp thực hiện ngay kế hoạch này, lập dự toán chi tiết các chi phí cần thiết để trình UBND Quận xét duyệt cho
thực hiện, đồng thời lập tiến độ chi tiết đối với dự án, công việc cụ thể gửi về
UBND Quận để kiểm tra đôn đốc thực hiện.
2. Để thực hiện
tốt chương trình đề ra, UBND Quận sẽ thành lập Ban chỉ đạo, cơ cấu các ngành và
UBND các Phường, phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên; định kỳ giao ban
báo cáo tiến độ thực hiện, nêu những khó khăn vướng mắc và kiến nghị giải quyết.
Trên đây là kế hoạch chỉnh trang đô
thị trên địa bàn quận Thủ Đức trong năm 2011 - 2015 của UBND Quận Thủ Đức.
Nơi nhận:
- TT Quận ủy Thủ Đức
- TT UBND Quận
- Các Ban ngành đoàn thể Quận
- UBND 12 Phường
- Lưu
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THỦ ĐỨC
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Lộc
|