Kế hoạch 134/KH-UBND thực hiện đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 134/KH-UBND
Ngày ban hành 11/06/2019
Ngày có hiệu lực 11/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM NĂM 2019, TỈNH THANH HÓA.

Căn cứ Quyết định số 5363/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sn phẩm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đnghị tại Công văn số 217/VPĐP-TT ngày 27/5/2019; Công văn số 240/VPĐP-TT ngày 03/6/2019 của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tnh Thanh Hóa, bao gồm các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

- Đẩy mạnh quán triệt tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP, nguyên tắc và chu trình OCOP tới các cấp ủy, chính quyền các cấp; đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền để chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP đcán bộ, đảng viên và người dân nhận thức được lợi ích, giá trị kinh tế, giá trị nhân văn của Chương trình OCOP.

- Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn về Chương trình OCOP cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP về kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh và Chương trình OCOP.

- Nhận diện, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế để đạt tiêu chuẩn OCOP, có khả năng cnh tranh trên thị trường.

- Tiêu chuẩn hóa ít nhất 30% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 30 sản phẩm.

- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ; xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu hàng hóa.

II. NỘI DUNG

1. Kiện toàn, xây dựng hệ thống thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, xã

1.1. Bộ máy triển khai thực hiện ở các cấp

- Cấp tỉnh: Thành lập bộ phận OCOP chuyên trách thuộc Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh.

- Cấp huyện: Thành lập Ban điều hành OCOP cấp huyện, bố trí cán bộ chuyên trách cấp huyện, ban hành quy chế hoạt động. Cơ quan Thường trực là Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế).

- Cấp xã: Bổ sung nhiệm vụ Chương trình OCOP cho Ban quản lý Chương trình MTQG xây dựng NTM xã. Bố trí cán bộ tham mưu, tổ chức thực hiện trên địa bàn.

1.2. Thành lập Hội đng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP

- Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đng đánh giá và xếp hạng sản phẩm.

- Cấp huyện: Chủ tịch UBND cấp huyện thành lập Hội đng đánh giá và xếp hạng sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP

- Các cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM các cấp đẩy mạnh quán triệt tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP, nguyên tắc và chu trình OCOP thường niên; đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp để chỉ đạo triển khai thực hiện thường xuyên.

- Tuyên truyền sự cn thiết, các nguyên tắc triển khai, nội dung, cơ chế, chính sách, các mô hình điển hình về triển khai Chương trình, phát triển sản phẩm và đặc biệt là đề xuất ý tưởng sản phẩm, khởi đu chu trình thực hiện Chương trình của cộng đng.

- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền dưới dạng hội nghị chuyên đề; hội thảo, diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; các hoạt động tôn vinh những gương điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài, các trang thông tin điện tử ở các cấp, mạng xã hội về Chương trình OCOP.

- Các Sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh: Thông tin và Truyền thông; Nông nghiệp và PTNT; Công thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Liên minh hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh,... trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn lng ghép hoạt động của cơ quan, đơn vị để thực hiện tuyên truyền về Chương trình OCOP.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan chuyên môn cấp huyện; UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền các nội dung, hoạt động của Chương trình OCOP tại địa phương.

3. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh tổ chức tập huấn cho cán bộ OCOP cấp tỉnh, huyện và phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp xã.

[...]