Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu | 134/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/10/2018 |
Ngày có hiệu lực | 11/10/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký | Nguyễn Văn Chương |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 11 tháng 10 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, GIAI ĐOẠN 2017-2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 10/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc triển khai thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2017- 2021” trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (TGPL), cung cấp kịp thời, có chất lượng dịch vụ công về PBGDPL và TGPL cho người dân trên cơ sở phát huy vai trò luật gia và Hội luật gia các cấp cũng như các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý của nhân dân, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đẩy mạnh triển khai các mô hình PBGDPL và TGPL của Hội Luật gia các cấp; nâng cao năng lực PBGDPL và TGPL cho hội viên Hội Luật gia các cấp trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc phổ biến, quán triệt và thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2017-2021” phải được tổ chức kịp thời, sâu rộng nghiêm túc và dân chủ. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa Hội Luật gia với các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, nhằm thực hiện đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả các nội dung nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn tỉnh;
- Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung kế hoạch, chỉ đạo và tạo điều kiện để các Huyện hội, Thành hội và Chi hội Luật gia xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng lĩnh vực, đồng thời đa dạng hóa các hình thức PBGDPL và TGPL cho người dân, tập trung một số địa bàn làm điểm, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và những địa bàn có nhiều bức xúc về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2017-2021
1. Phổ biến, quán triệt Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2017-2021”
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư Pháp, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
2. Các cấp Hội Luật gia trong tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phù hợp với hoạt động của mỗi cấp và nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ quan, đơn vị
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh chủ trì và chỉ đạo các cấp Hội Luật gia trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch;
- Cơ quan phối hợp:
+ Ở tỉnh: Sở Tư pháp, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
+ Ở cấp huyện: Phòng Tư pháp huyện, thành phố, các phòng, ban có liên quan, các thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
3. Các hoạt động thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
a) Tiến hành rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực hiện PBGDPL và TGPL tại cơ sở của Hội Luật gia các cấp, hội viên các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để trên cơ sở đó đề ra các biện pháp củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ này.
b) Tham gia góp ý, xây dựng, ban hành và phổ biến các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Luật gia, luật sư, tư vấn viên pháp luật và các đối tượng liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ tham gia PBGDPL và TGPL.
c) Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho đối tượng hưởng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội...tại các xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn bằng hình thức: Tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư Pháp, Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Phòng Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan;