Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Nam Định

Số hiệu 133/KH-UBND
Ngày ban hành 02/10/2024
Ngày có hiệu lực 02/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Hà Lan Anh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/KH-UBND

Nam Định, ngày 02 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀM CÔNG TÁC THAM MƯU XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Quyết định số 916/QĐ-TTg ngày 27/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đến năm 2030” (sau đây gọi là Đề án), UBND tỉnh Nam Định xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các sở, ngành và địa phương đối với công tác xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

- Hoàn thiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; về thu hút, trọng dụng người có tài năng, tạo cơ sở để thu hút người có tài năng làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.

- Đến năm 2027 và đến hết năm 2030, phấn đấu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của tỉnh.

- Đến năm 2027, đạt 70% và đến hết năm 2030, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

- Đến năm 2027, trên cơ sở biên chế được giao, địa phương xây dựng được 02 công chức và đến năm 2030, xây dựng được 03 công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại địa phương.

II. PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Phạm vi của Đề án

Đề án được thực hiện trong phạm vi Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định.

2. Đối tượng của Đề án

Nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật mà Đề án này đề cập đến là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác nghiệp vụ tại các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật

a) Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị về tầm quan trọng của công tác tham mưu xây dựng pháp luật; vị trí, vai trò của cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật và trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ này.

b) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của địa phương.

d) Ưu tiên chọn cử cán bộ, công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng pháp luật phù hợp hoặc có kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật tham gia tổ biên tập, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

đ) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật.

2. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; quy định về thu hút, trọng dụng người có tài năng trong các ngành, lĩnh vực góp phần bảo đảm chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật.

3. Thu hút, tuyển dụng, trọng dụng người có tài năng vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật

a) Tìm kiếm, phát hiện người có phẩm chất đạo đức, lối sống chuẩn mực, có khát vọng cống hiến, phụng sự Tổ quốc và Nhân dân, có trình độ năng lực sáng tạo, vượt trội để thu hút, tuyển dụng vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại địa phương.

b) Có chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng ở khu vực ngoài nhà nước vào làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật tại địa phương.

[...]