ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 131/KH-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 14 tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH DIỆT LĂNG QUĂNG, BỌ GẬY VÀ TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG
DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, ZIKA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết
(SXH) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Tính đến
ngày 10/7/2022, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 3.305 ca mắc SXH, tăng so với 141 ca
cùng kỳ năm 2021; nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên diện rộng rất cao nếu không
khẩn trương triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch.
Thực hiện Công văn số 3652/BYT-DP
ngày 11/07/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh,
xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 3365/TTr-SYT ngày 13/7/2022 về việc
tham mưu ban hành Kế hoạch,
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban
hành Kế hoạch Triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và truyền thông
phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Chiến
dịch) như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Vận động toàn thể người dân và huy động
các lực lượng xã hội tham gia truyền thông và phòng, chống dịch SXH, tạo ra
phong trào quyết liệt, toàn diện trong phạm vi toàn thành phố, nhằm giảm nhanh
sự lan truyền bệnh sốt xuất huyết, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh do vi rút
Zika; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, duy trì thói quen thường xuyên
diệt lăng quăng, bọ gậy ngay tại nơi sinh sống, học tập, lao động, làm việc của
người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% xã, phường đồng loạt tổ chức
Chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy với 100% hộ dân, nhà trọ, phòng trọ, khu đất
trống, công trình xây dựng, cơ sở thờ tự tôn giáo, cơ sở kinh doanh dịch vụ,...
trên địa bàn được kiểm tra và diệt lăng quăng, bọ gậy sau phát động Chiến dịch
diệt lăng quăng, bọ gậy của quận, huyện.
b) Duy trì 100% hộ gia đình trên địa
bàn khu vực có nguy cơ cao được kiểm tra và diệt lăng quăng, bọ gậy 1 tuần/1 lần;
hộ gia đình tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng, bọ gậy cao được kiểm
tra và diệt lăng quăng, bọ gậy 2 tuần/1 lần; các hộ gia đình tại các khu vực
còn lại được kiểm tra và diệt lăng quăng, bọ gậy 1 tháng/1 lần.
c) 100% cơ quan truyền thông, phương
tiện thông tin thành phố, quận, huyện, xã, phường đồng loạt tuyên truyền phòng,
chống dịch sốt xuất huyết trước, trong và sau Chiến dịch.
d) Sau Chiến dịch, các chỉ số: Chỉ số
dụng cụ chứa nước có lăng quăng tại hộ gia đình (BI) giảm < 30, số liệu ca bệnh,
ổ dịch SXH giảm tại các địa phương có số ca mắc cao trước Chiến dịch và duy trì
bền vững.
II. THỜI GIAN TRIỂN
KHAI
1. Ngày 17/7/2022 (bắt đầu từ 07h00):
100% quận, huyện, xã, phường đồng loạt tổ chức Chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy
trên địa bàn.
2. Sau ngày 17/7/2022, duy trì 100% hộ
gia đình trên địa bàn khu vực có nguy cơ cao được kiểm tra và diệt lăng quăng,
bọ gậy 1 tuần/1 lần, hộ gia đình tại các khu vực có chỉ số muỗi, lăng quăng (bọ
gậy) cao được kiểm tra và diệt lăng quăng, bọ gậy 2 tuần/1 lần, các hộ gia đình
tại các khu vực còn lại được kiểm tra và diệt lăng quăng, bọ gậy 1 tháng/1 lần.
III. LỰC LƯỢNG THAM GIA CHIẾN DỊCH
1. Lực lượng được huy động tại địa
phương, bao gồm:
a) Chính quyền địa phương: UBND các
quận, huyện, xã, phường giữ vai trò nòng cốt, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chiến dịch
gồm Lãnh đạo UBND quận, huyện, xã phường, Tổ trưởng Tổ dân phố.
b) Cơ quan Y tế: Trung tâm Y tế, Trạm
Y tế có vai trò tham mưu về kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh SXH, hướng dẫn kỹ
thuật, nội dung giám sát, tuyên truyền tại địa phương.
c) Các ban ngành đoàn thể tại địa
phương: Giáo dục: Giáo viên, học sinh, sinh viên; Hội Liên hiệp phụ nữ; Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Chữ thập đỏ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến
binh; Công an, Ban Chỉ huy Quân sự, Dân quân, dân phòng; Cộng tác viên Dân số -
Y tế;...
2. Các sở, ban, ngành, các hội, đoàn
thể, tổ chức chính trị, xã hội.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
CHÍNH
1. Trước Chiến dịch
Trong 1 tuần trước khi ra quân Chiến
dịch (vòng 1), các hoạt động sau đây phải hoàn thành:
a) Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo
(BCĐ) chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp, phân công cán bộ, nhân sự chỉ đạo, quản
lý, điều hành, giám sát, báo cáo kết quả thực hiện Chiến dịch.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch thực
hiện Chiến dịch, họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị, tổ chức,
thành phần.
c) Huy động nhân lực tham gia:
- UBND các xã, phường căn cứ số hộ
dân và phạm vi địa bàn để huy động nhân lực trực tiếp thực hiện Chiến dịch: khoảng
100-150 hộ thì tổ chức 01 nhóm, mỗi nhóm 03 - 04 người là nhân viên y tế, cộng
tác viên, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn viên thanh
niên, học sinh sinh viên ...
- Địa phương vận động và tổ chức cho
người dân tham gia vệ sinh môi trường công cộng tại các nơi công cộng tại khu/ấp,
tổ dân phố, những hộ gia đình neo đơn, già yếu...; Phát quang bụi rậm quanh
nhà, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, dẹp bỏ hoặc
lật úp các vật dụng, phế liệu có tiềm năng ứ đọng nước sau mưa...
c) Tập huấn kỹ năng kiểm tra và diệt
lăng quăng, bọ gậy, truyền thông tại hộ gia đình: Đến từng nhà tuyên truyền, vận
động, hướng dẫn cho người dân kỹ năng, kỹ thuật phát hiện, xử lý các dụng cụ phế
thải, dụng cụ chứa nước, các vật dụng có lăng quăng, bọ gậy trong nhà và xung
quanh nhà, hướng dẫn diệt và không để phát sinh ổ lăng quăng, bọ gậy, dấu hiệu
nhận biết bệnh SXH và cách xử lý.
d) Truyền thông
- Các phương tiện thông tin đại chúng
từ thành phố đến xã, phường đồng loạt tổ chức tuyên truyền liên tục trước khi
ra quân thực hiện Chiến dịch. Nội dung tuyên truyền tập trung vào thời gian, địa
điểm tổ chức chiến dịch, tầm quan trọng của việc diệt lăng quăng, bọ gậy để
phòng, chống dịch SXH, quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực y tế tại cộng đồng dân cư.
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể, cơ
quan, đơn vị, hội, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, Khu công nghiệp,
Khu công nghệ cao và các Trường đại học, cao đẳng, trung học,...: Chỉ đạo các
đơn vị, tổ chức, cá nhân chuẩn bị tham gia các hoạt động trong Chiến dịch tại địa
phương và chủ động tổ chức diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường tại nơi
sinh sống, học tập, lao động, làm việc.
2. Trong chiến dịch:
a) Lễ phát động/ra quân Chiến dịch diệt
lăng quăng, bọ gậy
- UBND các quận, huyện chọn địa bàn tổ
chức Lễ phát động ra quân Chiến dịch trên phạm vi toàn quận
- 100% xã, phường đều tổ chức Lễ ra
quân sau Lễ phát động của quận, huyện.
- Lễ phát động, ra quân tổ chức tại một
địa điểm thích hợp; có sân khấu/lễ đài được trang trí phông chính: “Lễ phát động/ra
quân Chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy xã, phường, quận, huyện” kèm theo bảng
tên của các lực lượng, các khẩu hiệu (đính kèm tại Phụ lục 1 Kế hoạch này)
và cờ phướn.
- Thời gian khoảng 20 phút và chỉ tổ
chức trong ngày đầu tiên của Chiến dịch.
- Kết thúc Lễ ra quân, lực lượng tham
gia Chiến dịch được phân công phụ trách khu dân cư, tổ dân phố, thôn nào thì trở
về khu dân cư, tổ dân phố, thôn đó để bắt đầu triển khai các hoạt động của Chiến
dịch.
b) Thực hiện Chiến dịch tại các khu
dân cư, tổ dân phố, thôn
- Đến từng nhà tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn cho người dân kỹ năng, kỹ thuật phát hiện, xử lý các dụng cụ phế thải,
dụng cụ chứa nước, các vật dụng có lăng quăng, bọ gậy trong nhà và xung quanh
nhà, hướng dẫn diệt và không để phát sinh ổ lăng quăng, bọ gậy, dấu hiệu nhận
biết bệnh SXH và cách xử lý.
- Địa phương vận động các hộ gia
đình, nhà trọ, phòng trọ, khu đất trống, công trình xây dựng, cơ sở thờ tự tôn
giáo, cơ sở kinh doanh dịch vụ và thanh niên, học sinh tham gia vệ sinh môi trường
công cộng, kể cả tại các công viên, vườn - nhà dân vắng chủ - bỏ hoang, các nơi
vứt bỏ sản phẩm bị hư hỏng,... để diệt lăng quăng và triệt phá nơi sinh sản của
muỗi, kết hợp việc quét dọn, thu gom rác làm sạch sẽ môi trường). Phát quang bụi
rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, thu gom - dẹp
bỏ hoặc lật úp các vật dụng, phế liệu ứ đọng nước sau mưa... và vệ sinh các hồ,
lu/vại không nắp chứa nước sinh hoạt. Các đợt tiếp theo nếu có sẽ kiểm tra lại
và huy động thực hiện bổ sung.
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát trước
và trong Chiến dịch
Cấp thành phố, quận, huyện bố trí cán
bộ, nhân sự tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động trước
và trong Chiến dịch của tuyến xã, phường (Bảng kiểm giám sát đính kèm tại Phụ
lục 2 Kế hoạch này).
d) Tiếp tục tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng về mục đích và ý nghĩa của Chiến dịch
đ) Lập biên bản đề nghị xử lý các
hành vi vi phạm theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính lĩnh vực y tế đối với các hành vi không phối hợp với cơ quan chức
năng diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống dịch SXH hoặc cố tình làm phát sinh ổ
lăng quăng, bọ gậy.
3. Sau chiến dịch
a) Báo cáo kết quả triển khai Chiến dịch:
Ban chỉ đạo (BCĐ) xã, phường báo cáo kết quả từng đợt Chiến dịch cho BCĐ quận,
huyện để tổng hợp báo cáo Sở Y tế (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật). Thời
gian báo cáo không quá 05 ngày sau khi thực hiện Chiến dịch.
(Mẫu báo cáo đính kèm tại Phụ lục
3 Kế hoạch này)
b) Kiểm tra, giám sát: Các quận, huyện,
xã, phường tiếp tục duy trì các hoạt động kiểm tra, giám sát (ngẫu nhiên) vật
chứa nước tại các hộ gia đình thuộc các khu vực có số ca mắc cao trước chiến dịch,
khu vực nguy cơ cao.
c) Điều tra các chỉ số muỗi, lăng
quăng, bọ gậy: Trung tâm Y tế quận, huyện, Trạm Y tế xã, phường phối hợp với
các lực lượng địa phương tổ chức điều tra các khu vực có số ca mắc cao trước
chiến dịch, khu vực nguy cơ cao điều tra trước Chiến dịch; đồng thời giám sát,
thống kê các ca bệnh thời điểm sau Chiến dịch (điều tra trước và sau chiến dịch).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. UBND các quận, huyện
a) Củng cố, kiện toàn BCĐ phòng chống
dịch quận, huyện, đồng thời chỉ đạo xã, phường củng cố, kiện toàn; xây dựng kế
hoạch thực hiện Chiến dịch tại địa phương; phân công trách nhiệm chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát xã, phường trước, trong và sau Chiến dịch.
b) Tổ chức tốt Lễ phát động/ra quân
Chiến dịch ở quận, huyện, xã, phường.
c) Chỉ đạo các xã, phường:
- Phân công trách nhiệm chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát Chiến dịch tại mỗi khu dân cư, tổ dân phố, thôn;
- Tổ chức các nhóm đến các hộ gia
đình trực tiếp thực hiện Chiến dịch, tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân kỹ
năng, kỹ thuật phát hiện, xử lý các dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước, các vật
dụng có lăng quăng, bọ gậy.
- Báo cáo kết quả thực hiện sau khi kết
thúc các Chiến dịch trên địa bàn.
d) Thành lập các Đoàn kiểm tra, giám
sát và tổng hợp, đánh giá kết quả, báo cáo UBND thành phố, Sở Y tế.
đ) Duy trì thực hiện các mục tiêu, hoạt
động của Kế hoạch trong các đợt Chiến dịch.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận,
huyện:
- Rà soát, kiểm tra, phát hiện và báo
cáo UBND quận, huyện về các khu vực dân cư có diễn biến véc tơ, ca bệnh và ổ dịch
phức tạp, ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ bùng phát dịch cao... để có cơ sở
huy động lực lượng tổ chức chiến dịch.
- Tổ chức điều tra các chỉ số véc tơ
trước và sau Chiến dịch tại một số địa phương trọng điểm.
- Tổ chức tập huấn cho lực lượng tham
gia Chiến dịch của địa phương trước khi ra quân Chiến dịch về kiến thức cơ bản
phòng chống bệnh sốt xuất huyết, kỹ năng tiếp xúc, tiếp cận với người dân, kỹ
năng tìm kiếm và diệt lăng quăng, bọ gậy, kỹ năng hướng dẫn cho người dân kỹ
năng, kỹ thuật phát hiện, xử lý các dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước, các vật
dụng có lăng quăng, bọ gậy.
- Hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với
các lực lượng địa phương triển khai chiến dịch, giám sát tình hình thực hiện tại
các quận, huyện.
b) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh
giá kết quả thực hiện chiến dịch tại các địa phương.
- Phối hợp, cung cấp thông tin cho
các cơ quan thông tin, báo chí để tuyên truyền về các chiến dịch và hoạt động
phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
c) Hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với
UBND các quận huyện triển khai chiến dịch, giám sát tình hình thực hiện tại các
quận, huyện.
d) Báo cáo UBND thành phố về kết quả
thực hiện các chiến dịch; tham mưu triển khai hiệu quả các hoạt động phòng, chống
dịch SXH và các bệnh truyền nhiễm khác trên địa bàn thành phố.
3. Sở Thông tin và Truyền thông,
Báo Đà Nẵng, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền
hình Đà Nẵng và các cơ quan thông tin, báo chí
Tuyên truyền, thông tin về chiến dịch,
ý nghĩa và tầm quan trọng của việc diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống dịch
SXH trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động các đơn vị, tổ chức,
người dân tham gia chiến dịch. Tập trung thông điệp “Không có bọ gậy, Không có
sốt xuất huyết” ....
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND thành phố về nguồn ngân
sách tổ chức thực hiện Chiến dịch và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương
các thủ tục thanh, quyết toán theo quy định.
5. Sở Giáo dục - Đào tạo
Chỉ đạo các Phòng Giáo dục, các cơ sở
giáo dục trong phạm vi quản lý tổ chức tổng vệ sinh môi trường lớp học; diệt
lăng quăng, diệt muỗi trong suốt năm học; đồng thời hướng dẫn, vận động giáo
viên, người lao động, học sinh, sinh viên tích cực thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại nhà, nơi học tập, làm việc.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo tăng cường thu gom rác thải,
nhất là các khu vực có nhiều dụng cụ phế thải, nguy cơ là ổ chứa lăng quăng, bọ
gậy; phối hợp với các lực lượng địa phương triển khai các chiến dịch diệt lăng
quăng, bọ gậy, tổng dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn các xã phường.
7. Thành đoàn Đà Nẵng
Chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp huy động
lực lượng Đoàn viên thanh niên tích cực tham gia Chiến dịch tại từng địa bàn.
8. Công an thành phố
Phối hợp với UBND các quận, huyện, Sở
Y tế đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn triển khai Chiến dịch, nhất là Lễ
phát động/ ra quân Chiến dịch.
9. Các Hội Liên hiệp phụ nữ, Chữ
thập đỏ, Nông dân, Cựu chiến binh...
Chỉ đạo tổ chức Hội các cấp huy động
lực lượng hội viên và nhân dân tham gia Chiến dịch tại từng địa bàn.
10. Ban Quản lý khu công nghệ cao
và các khu công nghiệp
Chỉ đạo các doanh nghiệp hưởng ứng
các đợt Chiến dịch bằng cách tổ chức tổng vệ sinh, tích cực tìm kiếm và dẹp bỏ
hoặc lật úp các vật dụng chứa nước có nguy cơ phát sinh ổ lăng quăng, bọ gậy
trong khu vực cơ quan, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp... theo định kỳ hàng tuần,
tháng.
VI. KINH PHÍ
Nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác.
Trên đây là Kế hoạch Triển khai Chiến
dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất
huyết, Zika trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện;
các Sở, ban, ngành, đoàn thể khẩn trương xây dựng kế hoạch, phối hợp triển khai
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND;
- CT, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Công an thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Thành Đoàn Đà Nẵng;
- Các trường ĐH, CĐ, THCN;
- Đài THVN; Đài PT-TH; Báo Đà Nẵng;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu VT, SYT, KGVX.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến
|
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG KHẨU HIỆU
(Đính kèm Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)
- Cuối tuần không có lăng quăng, bọ gậy,
cả tuần mạnh khỏe, bình yên.
- Mỗi gia đình dành 5-10 phút mỗi
ngày để tìm kiếm, loại trừ các ổ chứa lăng quăng, bọ gậy trong nhà và xung
quanh nhà
- Không có lăng quăng, bọ gậy, không
có bệnh sốt xuất huyết.
- Cộng đồng chung tay phòng, chống bệnh
sốt xuất huyết và Zika.
- Toàn dân tích cực hưởng ứng “Chiến
dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết,
bệnh Zika”.
- Hãy hành động để phòng chống bệnh
Zika, sốt xuất huyết.
- Không có lăng quăng, không có sốt
xuất huyết, không có bệnh Zika.
- Tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng
quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh Zika.
PHỤ LỤC 2
BẢNG KIỂM GIÁM SÁT CHIẾN DỊCH DIỆT LĂNG
QUĂNG, BỌ GẬY PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
(Đỉnh kèm Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Quận, huyện:………………… Xã, phường:…………. Tổ dân phố/thôn …….……….
2. Ngày giám sát: ………/………/2022.
II. KẾT QUẢ GIÁM SÁT
I. Công tác chuẩn bị:
- UBND quận, huyện có ban hành kế hoạch
ra quân chiến dịch không?
Có □ Không □
Nếu có, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng không?
Có □ Không □
- UBND quận, huyện có tổ chức họp chuẩn
bị ra quân chiến dịch không?
Có □ Không □
- UBND xã, phường có ban hành kế hoạch
ra quân chiến dịch không?
Có □ Không □
Nếu có, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng không?
Có □ Không □
- UBND xã, phường có tổ chức họp chuẩn
bị ra quân chiến dịch không?
Có □ Không □
- Thời gian địa phương ra quân chiến
dịch: ……./……/………
2. Hoạt động truyền thông:
Có □ Không □.
Nếu có, các hình thức truyền thông:
Tuyên truyền trực tiếp:
□ Phát tờ rơi:
□ Truyền
thanh: □ Xe ô tô □
Các hình thức tuyên truyền khác như:
(ghi rõ loa, pano, xe mô tô, đồng phục………)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Hoạt động diệt lăng quăng, bọ gậy
(LQ, BG):
a) Khu vực lô đất trống, ngoài hộ
gia đình:
- Số khu vực được ra quân diệt lăng
quăng, bọ gậy/ Tổng số khu vực được giám sát: ………../………..(tỷ lệ:...........%).
- Lực lượng thực hiện:..................................................................................................
...................................................................................................................................
- Nhận định sơ bộ về hiệu quả (Đạt
hay không đạt): ......................................................
b) Tại hộ gia đình: (tiến hành giám sát: 20 hộ gia đình)
- Số hộ được thông báo thời gian ra
quân /tổng số hộ được giám sát: ………..…../………………..(tỷ lệ:...........%).
- Số hộ gia đình được diệt lăng
quăng, bọ gậy/ Tổng số hộ giám sát: ………..…../………………..(tỷ lệ:...........%).
- Lực lượng thực hiện:..................................................................................................
...................................................................................................................................
- Số DCCN có LQ, BG / tổng số nhà điều
tra (BI): .........................................................
...................................................................................................................................
- Nhận định sơ bộ về hiệu quả (Đạt
hay không đạt): ......................................................
4. Hoạt động giám sát: Lực lượng tham gia giám sát chiến dịch tại địa phương
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
III. NHẬN XÉT (Nhận xét chung về
chiến dịch tại địa phương, nêu rõ những mặt ưu điểm và tồn tại, hạn chế nếu có)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH DIỆT LĂNG
QUĂNG, BỌ GẬY PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
(Đính kèm Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. THÔNG TIN CHUNG
Quận, huyện:
......................... Xã, phường: ..................... Tổ dân phố/thôn...................
2. KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH:
a) Thời gian tổ chức Chiến dịch: ...................................................................................
b) Các lực lượng tham gia:
- Chính quyền địa phương: ……..người
- Hội Phụ nữ: ……..người
- Hội Cựu chiến binh: ……..người
- Đoàn viên thanh niên: ……..người
|
- Tổ trưởng/phó TDP: ……..người
- Học sinh, sinh viên: ……..người
- Công an: ……..người
- Quân đội: ……..người
|
c) Hoạt động truyền thông:
Có □ Không □.
Nếu có, các hình thức truyền thông:
Tuyên truyền trực tiếp:
□ Phát tờ rơi: □ Truyền thanh:
□ Xe ô tô □
Các hình thức tuyên truyền khác như:
(ghi rõ loa, pano, xe mô tô, đồng phục,...)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
d) Số hộ gia đình được kiểm tra:
………., trong đó có bọ gậy: ……….
đ) Các khu vực khác:
- Nhà trọ, phòng trọ: ………., trong đó
có bọ gậy: ……….
- Khu đất trống: ………., trong đó có bọ
gậy: ……….
- Cơ sở thờ tự tôn giáo: ………., trong
đó có bọ gậy: ……….
- Công trình xây dựng: ………., trong đó
có bọ gậy: ……….
- Cơ sở sản xuất kinh doanh: ……….,
trong đó có bọ gậy: ……….
- Khu vực phát hiện có lốp xe: ……….,
trong đó có bọ gậy: ……….
- Khu vực khác: ………., trong đó có bọ
gậy: ……….
III. NHẬN XÉT (Nhận xét chung về
chiến dịch tại địa phương, nêu rõ những mặt ưu điểm và tồn tại, hạn chế nếu có)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................