Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2016 xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2016-2020 tỉnh Lào Cai

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 16/05/2016
Ngày có hiệu lực 16/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Lào Cai, ngày 16 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN VIỆC XÂY DỰNG XÃ ĐẠT BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong giai đoạn 2011- 2015 được Tỉnh ủy Lào Cai cụ thể hóa bằng Quyết định 292/QĐ-TU ngày 15/11/2011 và Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 16/09/2013 về việc phê duyệt, điều chỉnh mục tiêu của đề án phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015 (Đề án 12), trong đó có dự án số 3: nâng cao chất lượng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, phấn đấu đến năm 2015 có 40% (66 xã) đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, ưu tiên các xã xây dựng Nông thôn mới.

1. Chỉ đạo và điều hành công tác chăm sóc sức khe nhân dân:

Việc triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2015 đã được cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương quan tâm chỉ đạo, tăng cường đầu tư cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và đưa vào Nghị quyết của HĐND các cấp.

Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) các cấp đã được củng cố, kiện toàn và hoạt động thường xuyên, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo và phối kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với các ban, ngành, đoàn thể.

Ban CSSKND cấp xã hoạt động thường xuyên, cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế bản được bồi dưỡng kiến thức về truyền thông giáo dục sức khỏe, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa trạm y tế xã, phường, thị trấn (TYT xã) với các ban, ngành, đoàn thể và các trường học trong công tác chăm sóc sức khỏe học đường, người cao tui, người tàn tật. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân với việc phấn đấu xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng bnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

2. Công tác khám chữa bệnh

Tại các xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế công tác khám chữa bệnh cho nhân dân đã có những bước chuyển biến tích cực, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, thu hút được số lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị, góp phn giảm tải cho bệnh viện tuyến trên đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho nhân dân, nht là người nghèo, người có thẻ bảo hiểm y tế.

3. Công tác phòng chống dịch bệnh

Trong những năm qua ngành y tế đã chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện các biện pháp phát hiện, điều trị, kiểm soát, khống chế hiệu quả tình hình dịch bệnh, không để xảy ra vụ dịch nghiêm trọng.

UBND các huyện, thành phố đã chủ động thành lập mi xã 01 tgiám sát dịch bnh, xây dựng kế hoạch và triển khai tốt các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh. Đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh đạt hiệu quả. Đạt và vượt mức các chỉ tiêu như: Chương trình tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chng suy dinh dưỡng ở trẻ em, phòng chống HIV/AIDS, vv...

4. Cơ shạ tầng và trang thiết bị cho trạm y tế xã

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho trạm y tế xã giai đoạn 2011-2015 theo Đề án 12 đã đáp ứng tốt yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2015.

Các cấp, các ngành đã quan tâm huy động các nguồn đầu tư cho các TYT xã: xây mới 64 trạm (đạt 160% kế hoạch giai đoạn 2011-2015); sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các phòng chức năng và khối công trình phụ trợ cho 20 trạm y tế xã, vượt xã chỉ tiêu kế hoạch là 04 TYT.

Về đầu tư trang thiết bị cho các TYT: Các huyện, thành phố đã thực hiện đầu tư bổ sung thiết bị thiết yếu cho 35 trạm y tế từ nguồn ngân sách của địa phương; năm 2015, dự án của Bộ Y tế cung cấp trang thiết bị cho 44 trạm y tế và 1.200 túi nhân viên y tế thôn bản, dự án hỗ trợ Y tế cơ sở do Liên minh châu âu (EU) tài trợ trang thiết bị cho 26 trạm y tế. Ngoài ra, Dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc hỗ trợ bổ sung 140 bộ dụng cụ cho góc sơ sinh các trạm y tế và 254 túi cô đỡ thôn bản các địa phương, vượt chỉ tiêu Đề án 12.

5. Nhân lực y tế: Hầu hết nhân lực của TYT đã được chuẩn hóa và đảm bảo về số lượng và cơ cấu chuyên môn theo quy định. Cán bộ y tế được đào tạo, đào tạo lại cả về chuyên môn và quản lý y tế; việc tổ chức sinh hoạt trao đi chuyên môn đều đặn thường kỳ nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của cán bộ TYT xã và đạt hiệu quả rõ rệt, giúp cho các TYT xã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

6. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu đến 2015, có 40% xã/phường/thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thực hiện đến hết năm 2015 có 94/164 (57,3%) xã/phường/thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Trong đó có 34/36 xã xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

TT

Tên huyện

Số xã

Tng số

Tỷ lệ đạt

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

NTM

1

Bảo Thắng

15

15

100%

1

2

6

3

3

5/5

2

Bảo Yên

18

7

38,9%

-

2

-

1

4

3/3

3

TP Lào Cai

17

15

88,2%

2

1

9

0

3

5/5

4

Bát Xát

23

14

60,9%

2

2

4

3

3

5/5

5

Mường Khương

16

6

37,5%

1

1

-

3

1

4/4

6

Văn Bàn

23

12

52,2%

3

3

1

2

3

6/6

7

Sa Pa

18

8

44,4%

2

1

-

2

3

2/4

8

Si Ma Cai

13

8

61,5%

2

1

-

3

2

2/2

9

Bắc Hà

21

9

42,9%

3

1

-

4

1

2/2

 

Tng cộng

164

94

57,3%

16

14

20

21

23

34/36

II. MỘT SỐ KHÓ KHĂN, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành:

Kết quả thực hiện chưa thực sự tt và bền vững: Điểm thẩm định hầu hết thấp hơn điểm tự chấm. Kết quả chm duy trì thấp hơn khi công nhận.

Công tác tham mưu của Trạm Y tế còn hạn chế, chưa chi tiết, cụ thể. Mặc dù đã có sự quan tâm vào cuộc của lãnh đạo xã, tuy nhiên nhiều nơi chưa thật mạnh mẽ, sâu sắc.

Một số cấp ủy, chính quyền xã chưa thực sự quan tâm quyết liệt xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, còn trông chờ ỷ lại vào ngành y tế dẫn đến công tác xã hội hóa còn yếu.

[...]