Kế hoạch 13/KH-UBND về kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018

Số hiệu 13/KH-UBND
Ngày ban hành 12/02/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Huấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2018

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính).

Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI KIỂM TRA

1. Mục đích:

- Nhằm triển khai có hiệu quả Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; phát hiện những tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính; nâng cao vai trò, trách nhiệm và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, góp phần đưa công tác cải cách thủ tục hành chính vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong công tác cải cách thủ tục hành chính mà trọng tâm là giải quyết thủ tục hành chính.

2. Yêu cầu:

- Công tác kiểm tra phải được thực hiện nghiêm túc, chính xác, đúng quy định; phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính;

- Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác kiểm tra, tránh trùng lặp, chồng chéo trong kiểm tra.

3. Phạm vi kiểm tra

Kiểm tra việc chỉ đạo, triển khai và thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.

II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC KIỂM TRA

1. Nội dung kiểm tra:

1.1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính: việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; tình hình đôn đốc, tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; việc bố trí công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; tình hình bố trí và sử dụng kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).

1.2. Việc thực hiện đánh giá tác động của quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng pháp luật và xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

1.3. Việc tham gia ý kiến, thẩm định về quy định thủ tục hành chính trong hồ sơ tham gia ý kiến, hồ sơ thẩm định đối với lập đề nghị xây dựng pháp luật và xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

1.4. Việc công bố, công khai thủ tục hành chính: kiểm tra tính đầy đủ,thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng trong việc công khai các thủ tục hành chính theo Quyết định công bố thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.5. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại các cơ quan, đơn vị; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; trách nhiệm của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.

1.6. Về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính: việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; tiến độ, kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo kế hoạch.

1.7. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ.

1.8. Công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; về tiến độ giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị theo Công văn số 849/UBND-THCB ngày 09/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc báo cáo tiến độ giải quyết hồ sơ, thống kê văn bản đi, đến.

2. Cách thức kiểm tra:

- Kiểm tra trực tiếp tại trụ sở làm việc, các phòng, đơn vị trực thuộc có liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của một số cơ quan, đơn vị được kiểm tra;

- Kiểm tra gián tiếp thông qua việc nghiên cứu báo cáo, văn bản, tài liệu của cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

III. THÀNH PHẦN THỰC HIỆN KIỂM TRA; CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA

[...]