Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2017 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 13/KH-UBND
Ngày ban hành 23/01/2017
Ngày có hiệu lực 23/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Hùng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là các vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát (kho, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu,...) đngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ, y ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch vtăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên địa bàn Thành phố, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thực hiện đng bộ các giải pháp có hiệu quả trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, nhm góp phn bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn chặn một cách bền vững tình trạng xe quá tải lưu thông trên địa bàn Thành phố.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các lái xe, chủ xe, chủ hàng và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, tạo cơ cấu thị phần hợp lý giữa các phương thức vận tải.

2. Yêu cầu

Việc kiểm soát tải trọng phương tiện phải thực hiện chặt chẽ, nghiêm minh, chính xác, hiệu quả và không gây cản trở giao thông. Nghiêm cấm các hành vi tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải.

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

- Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vtrật tự, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống “văn hóa giao thông”', tuyên truyền Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; tuyên truyn các quy định của pháp luật vcông tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tin, phi hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.

- Đôn đc việc thực hiện cam kết đã ký đi với doanh nghiệp đầu nguồn hàng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, rà soát doanh nghiệp nào chưa ký thì yêu cu phải ký cam kết.

2. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải vcông tác kiểm soát tải trọng xe. Trong đó, tăng cường kiểm soát, xử lý ngay tại nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô... để ngăn chặn, xử lý kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng trước khi lưu thông trên các tuyến đường bộ.

- Ưu tiên sử dụng kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương và kinh phí từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ để bảo đảm cho công tác bảo đảm trật tự ATGT, kiểm soát tải trọng xe.

- Các lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông thực hiện công tác kim soát tải trọng xe theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng được pháp luật quy định; trong đó, lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường tun tra, kiểm soát lưu động nhm phát hiện, xử lý các xe quá tải trọng trên các tuyến giao thông; lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát tải trọng xe tại nơi xuất phát, khu vực kho, cảng, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa và tại các điểm đặt thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông vận tải trang bị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải

- Nâng cao công tác quản lý nhà nước về vận tải đường bộ, quy trách nhiệm cho các đơn vị quản lý kho, cảng, bến bãi, nhà ga, các doanh nghiệp, chủ xe để xảy ra vi phạm, quản lý chặt chẽ việc xếp hàng hóa lên xe ô tô nhằm siết chặt quản lý về xếp hàng và tải trọng phương tiện.

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, thực hiện các giải pháp đồng bộ, kịp thời tăng cường kết nối, nâng cao năng lực và hiệu quả của các phương thức vn ti đường st, đường thủy nội địa và hàng không để giảm áp lực cho vận tải đường bộ; thiết lập môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, có cơ cấu thị phn hợp lý giữa các phương thức vận tải.

- Rà soát và kiểm tra việc tổ chức ký cam kết không chở hàng quá tải trọng của các đơn vị; đơn vị nào chưa thực hiện ký cam kết thì yêu cầu phi tổ chức ký cam kết, đng thời tăng cường công tác kim tra, đôn đốc việc thực hiện cam kết đã ký.

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện theo đúng chức năng nhiệm vụ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm vtải trọng phương tiện, về kích thước thùng xe tại nơi xut phát hoặc gn khu vực kho, cảng thủy nội địa, bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô... để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng trước khi lưu thông trên đường.

- Tiếp tục tham mưu sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, hoạt động kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho phù hợp với thực tiễn.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với Công an các đơn vị, địa phương (nhất là lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an các quận, huyện, thị xã) tăng cường trao đổi thông tin về công tác bảo đảm TTATGT, kiểm soát tải trọng xe, cung cấp các dữ liệu liên quan đến điều kiện của phương tiện, hành trình phương tiện... đphục vụ công tác quản lý và xử lý vi phạm.

- Siết chặt công tác quản lý cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khgiới hạn, xe vận chuyn hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ; đồng thời hướng dn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cấp giấy phép lưu hành với thủ tục hành chính nhanh gọn. Rà soát, cắm đầy đủ, đúng quy định các biển báo tải trọng cầu, đường để người tham gia giao thông biết thực hiện và làm căn cứ đxử lý vi phạm; cm bin cm dừng xe, đxe tại những nơi có tình trạng nhiều xe chở hàng quá tải trọng dừng, đỗ nhằm đối phó việc kiểm tra của cơ quan chức năng. Đảm bảo cht lượng, độ chính xác của cân tải trọng. Giải quyết tình trạng ùn ứ phương tiện tại các đơn vị đăng kiểm; kiên quyết không đăng kiểm những phương tiện cơi nới kích thước thùng xe trái quy định.

- Triển khai Đề án “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tập trung huy động các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các trạm kiểm tra tải trọng xe cố định kết hợp với trạm thu phí.

[...]