Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2016 tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 105/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2016
Ngày có hiệu lực 30/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Phạm Minh Huấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 30 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; hạn chế tối đa tình trạng phương tiện vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Yêu cầu

- Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vận tải hàng hóa bằng ô tô quá tải trọng cho phép của phương tiện và tải trọng cho phép của cầu, đường;

- Phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành; đề cao trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe;

- Thông qua công tác kim soát tải trọng xe, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tải trọng xe, đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện, kịp thời khen thưởng, động viên đơn vị, cá nhân làm tốt, đi đôi với xử lý các tiêu cực, vi phạm, các hành vi có dấu hiệu bao che, dung túng cho các phương tiện chở quá tải trọng cho phép.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường bộ; các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải hàng hóa tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc chấp hành nghiêm các quy định về tải trọng xe.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm soát tải trọng xe (KSTTX): Người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan phải thực sự coi công tác KSTTX là một trọng tâm công tác để tổ chức thực hiện; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác KSTTX.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về KSTTX: Siết chặt quản lý điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa; việc chấp hành các quy định về xếp, dỡ hàng hóa lên xe ô tô tại các điểm mỏ, bến bãi, kho hàng; công tác tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng...

4. Thường xuyên rà soát thực hiện ký cam kết và kiểm tra thực hiện ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải, xếp dỡ hàng hóa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

5. Tổ chức các hoạt động kiểm soát tải trọng xe

5.1. Công tác phối hợp:

Tiếp tục duy trì hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được thành lập theo Quyết định số 257/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh, cụ thể:

a. Nhiệm vụ và tổ chức hoạt động: Thực hiện theo Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên các tuyến Quốc lộ.

b. Địa bàn hoạt động: Các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh; căn cứ vào tình hình lưu lượng phương tiện vận tải chở hàng hóa quá tải trên các tuyến quốc lộ, Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng Trạm KTTTX có trách nhiệm tổ chức khảo sát tình hình vi phạm chở hàng quá trọng tải, xác định vị trí đặt Trạm KTTTX, thống nhất thời gian, địa điểm cụ thể và báo cáo bằng văn bản để lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Sở GTVT phê duyệt trước khi thực hiện.

c. Thời gian hoạt động: Chia 3 ca/ngày, trực 24/24giờ và 7 ngày/tuần, trừ các ngày nghỉ lễ và ngày tết.

d. Lực lượng trực tiếp tham gia KTTTX: Gồm Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh và Thanh tra giao thông – Sở Giao thông vận tải, mỗi đơn vị cử 02 đến 03 cán bộ, chiến sỹ tham gia (cho 01 ca trực); nhiệm vụ cụ thể từng lực lượng thực hiện theo Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Căn cứ tình hình thực tiễn và diễn biến trong công tác kiểm tra, xử lý lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải trao đổi với UBND huyện, thành phố huy động cán bộ chiến sĩ công an các huyện, thành phố, cán bộ phòng hạ tầng và kinh tế cấp huyện, cán bộ thuộc các đơn vị Quản lý đường bộ tại địa bàn tham gia hỗ trợ.

5.2. Cùng với hoạt động phối hợp, các cấp, các ngành theo địa bàn và chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe với nội dung sau:

5.2.1. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông (PC67), Công an các huyện, thành phố tăng cường các tổ công tác tuần tra, kiểm soát lưu động trên các trục đường có phương tiện tải trọng lớn hoạt động, các tuyến đường bộ chưa có trạm KTTTX.

5.2.2. Sở Giao thông vận tải: Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện theo đúng chức năng nhiệm vụ; Tập trung thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ngay tại nơi xuất phát hoặc gần kho bãi, cảng thủy nội địa, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô...

5.2.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện, thành phố tập trung kiểm tra, kiểm soát ngay tại bến bãi, điểm mỏ, những khu tập kết hàng hóa, nhà máy, cơ sở sản xuất, bến cảng, bến thủy trên địa bàn quản lý và trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường xã.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

[...]