Kế hoạch 1297/KH-UBND năm 2020 triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (GCM) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 1297/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2020
Ngày có hiệu lực 28/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Tiến Dũng
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1297/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 28 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỎA THUẬN TOÀN CẦU VỀ DI CƯ HỢP PHÁP, AN TOÀN VÀ TRẬT TỰ CỦA LIÊN HỢP QUỐC (GCM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc và hướng dẫn của Bộ Ngoại giao tại Văn bản số 1378/BNG-LS ngày 20/4/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận GCM (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của tỉnh Quảng Bình trong việc triển khai thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể và lộ trình triển khai Thỏa thuận GCM theo Kế hoạch của Chính phủ; huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; sát với tình hình thực tiễn, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trong đó lồng ghép yếu tố giới và phát triển bền vững nhằm giảm thiểu các nhân tố dẫn tới tình trạng di cư trái phép, mua bán người.

Xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên, đồng bộ giữa các cấp, các ngành để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình triển khai, thực hiện.

Việc triển khai thực hiện Kế hoạch này phải gắn với việc thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận GCM, các vấn đề di cư quốc tế thuộc phạm vi trong và ngoài nước; tăng cường năng lực trong triển khai Thỏa thuận GCM

Tuyên truyền, vận động phổ biến thông tin về Thỏa thuận GCM, các vấn đề di cư quốc tế (di cư hợp pháp, an toàn; di cư trái phép; mua bán người...), hướng đến các đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến di cư quốc tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan, cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Việc tuyên truyền phải có nội dung phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ dân trí, đặc điểm của địa phương, dễ tiếp cận, có trọng điểm... và bằng các hình thức đa dạng.

Đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của Sở Ngoại vụ và các cơ quan chức năng các thông tin rõ ràng, minh bạch về di cư (hướng dẫn, tư vấn, khuyến cáo, cảnh báo liên quan đến di cư quốc tế; thị trường lao động nước ngoài, chính sách cấp thị thực, quyền của người di cư...).

Nâng cao năng lực cán bộ các ngành, địa phương, nhất là cán bộ trực tiếp tham gia triển khai Thỏa thuận GCM nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý di cư, hỗ trợ và bảo vệ người di cư, lưu ý các nhóm đặc thù, phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số.

2. Thu thập thông tin, dữ liệu về di cư của công dân Quảng Bình ra nước ngoài và người nước ngoài vào Quảng Bình

Theo dõi, rà soát, cập nhật thông tin, dữ liệu về di cư quốc tế (lao động; học tập; kết hôn có yếu tố nước ngoài; nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; di cư trái phép; mua bán người; lao động cưỡng bức; người không quốc tịch; người di cư trở về...); tiếp tục quản lý, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan.

Lồng ghép các nội dung liên quan đến di cư trong các cuộc điều tra dân số và nhà ở để bổ sung điều tra về tình trạng di cư trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng quy chế trao đổi giữa các đơn vị, địa phương có liên quan nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về di cư.

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đăng ký và hỗ trợ công dân Việt Nam ở nước ngoài bao gồm các thông tin cơ bản về công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài với mục đích khác nhau.

Liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia về di cư dựa trên việc kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, phục vụ công tác hoạch định chính sách, pháp luật về di cư.

3. Triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến di cư

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch liên quan đến di cư quốc tế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến di cư quốc tế để kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Thỏa thuận GCM.

Rà soát, hoàn thiện, ban hành đồng bộ các giải pháp, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình của tỉnh (chính sách về giảm nghèo, an sinh xã hội, gắn với việc làm bền vững, bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ, trẻ em gái...) nhằm giảm thiểu các nhân tố dẫn tới di cư trái phép, giúp người dân có quyết định đúng đắn về di cư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng toàn diện, bền vững, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

4. Nghiên cứu tình hình, chính sách nhằm đánh giá, dự báo về tình hình di cư của công dân trong từng giai đoạn

[...]