Kế hoạch 1295/KH-UBND năm 2016 phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Số hiệu 1295/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2016
Ngày có hiệu lực 17/06/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1295/KH-UBND

Hà Nam, ngày 17 tháng 6 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Thực hiện Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, phát huy vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngành và các tổ chức đoàn thể nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm.

- Giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2017, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên. Từ năm 2016, thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí trong tỉnh ít nhất một tháng một lần.

- Đến năm 2017: 50%, năm 2020: 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.

- 50% các huyện, thành phố triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm;

- Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng, duy trì từ 01 đến 03 mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới tại các địa bàn có tệ nạn mại dâm của tỉnh.

- Đấu tranh, triệt phá, xử lý 100% số vụ việc, đường dây hoạt động mại dâm được phát hiện, giảm 60 - 80% số cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động mại dâm trá hình dưới mọi hình thức.

- Giữ vững số xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm. Mỗi năm xây dựng 10% xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm1. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% xã, phường, thị trấn lành mạnh không có mại dâm.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; 100% cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống mại dâm được tập huấn về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác phòng, chống mại dâm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm

- Tăng cường công tác truyền thông, phòng ngừa thông qua các hoạt động tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng, tập trung ở các khu vực giáp danh, khu công nghiệp, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhằm hạn chế phát sinh mới số người tham gia mại dâm:

+ Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua các buổi thảo luận nhóm, tư vấn hỗ trợ cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp; các hoạt động tuyên truyền mang tính tương tác cao tại các khu công nghiệp, khu dân cư, trường học…;

+ Xây dựng bộ công cụ truyền thông, tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên (sách mỏng, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay cho tuyên truyền viên, lịch và các phóng sự, phim..) về phòng, chống mại dâm; hành vi tình dục lành mạnh, an toàn;

+ Thực hiện chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh;

+ Tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tình nguyện viên, cộng tác viên tại các địa phương để thực hiện tốt công tác tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng về phòng ngừa mại dâm;

- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông phòng ngừa mại dâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các tiểu phẩm, ký sự, bài viết và tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về tình hình tệ nạn mại dâm, công tác phòng, chống mại dâm trên các phương tiện truyền thông, báo chí, đặc biệt là hệ thống đài truyền thanh cơ sở.

2. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội tại địa bàn cơ sở.

- Tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm....) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để hướng mục tiêu của các chương trình đến các nhóm đối tượng này;

- Xây dựng các kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm. Lồng ghép chương trình phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội khác như: phòng chống ma túy; phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS; phòng, chống mua bán người; chương trình giảm nghèo bền vững; chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm…;

- Xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo... nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp.

3. Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ