Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2019 về triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 129/KH-UBND
Ngày ban hành 23/07/2019
Ngày có hiệu lực 23/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Nguyễn Long Hải
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 129/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 23 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG, ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 82/QĐ- BKHCN ngày 16/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án), UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

a) Phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng dịch vụ kỹ thuật đo lường theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh.

b) Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics, công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, nông nghiệp công nghệ cao...; xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường.

d) Áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

đ) Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

- Hỗ trợ và khuyến khích xã hội hóa được ít nhất 05 chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp;

- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 300 lượt người tham gia hoạt động đo lường, dự kiến 60 lượt người/năm;

- Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho ít nhất 10 lượt doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân);

- Triển khai áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 01 phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

b) Đến năm 2030:

- Hỗ trợ và khuyến khích xã hội hóa được ít nhất 10 loại: Chuẩn đo lường, phương tiện đo nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm đo lường chính xác cho doanh nghiệp;

- Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 300 lượt người tham gia hoạt động đo lường, dự kiến 60 lượt người/ năm;

- Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo cho ít nhất 20 lượt doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân);

- Triển khai áp dụng Bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 02 phòng thí nghiệm được công nhận trên địa bàn tỉnh cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Áp dụng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

a) Xây dựng kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách và danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong đó tập trung vào các ngành lĩnh vực như: Công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics, công nghệ điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số, nông nghiệp công nghệ cao...

b) Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; áp dụng các cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu.

c) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực, hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

2. Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh

a) Xây dựng, phát triển hạ tầng đo lường của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; duy trì hệ thống chuẩn đo lường, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết với chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam; dự kiến nâng cao, năng lực, hoạt động của 01 tổ chức hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

[...]