Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1274/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quy định 28/QĐ-TU về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 1274/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2024
Ngày có hiệu lực 21/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Võ Ngọc Hiệp
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1274/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 21 tháng 02năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 28-QĐ/TU CỦA TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ

Thực hiện Quy định số 28-QĐ/TU ngày 27/12/2023 của Tỉnh ủy về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị (sau đây viết tắt là Quy định số 114-QĐ/TW) và Quy định số 28-QĐ/TU ngày 27/12/2023 của Tỉnh ủy về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (sau đây viết tắt là Quy định số 28-QĐ/TU) tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây viết tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương). Quán triệt để đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

b) Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống chạy chức, chạy quyền; đồng thời, gắn với việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật hiện hành, tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đổi mới công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; là cơ sở để kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

2. Yêu cầu:

a) Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; từng giải pháp, nhiệm vụ phải có phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan thực hiện nhằm triển khai có hiệu quả công tác cán bộ trên địa bàn tỉnh.

b) Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, thường xuyên, quyết tâm cao; các cơ quan, đơn vị, địa phương phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ; kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

II. NỘI DUNG

Các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tập trung tổ chức thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là CBCCVC) thuộc quyền quản lý về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước[1] về công tác cán bộ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; tầm quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền nhằm tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của CBCCVC (thực hiện thường xuyên).

2. Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 114-QĐ/TW và Quy định số 28-QĐ/TU; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân, thời gian thực hiện… đảm bảo phù hợp, cụ thể, rõ ràng, khả thi; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện và báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện (trước ngày 30/11 hàng năm).

3. Rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ, bảo đảm chủ trương, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, sát với thực tiễn địa bàn, đơn vị. Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp quản lý cán bộ đảm bảo chặt chẽ, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở (thực hiện trong quý II/2024).

4. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của đảng viên, CBCCVC về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng trong công tác cán bộ. Nhận diện các nhóm hành vi: lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn; chạy chức, chạy quyền và các hành vi tiêu cực khác. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong từng khâu của công tác cán bộ, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch và xử lý nghiêm trách nhiệm khi có vi phạm. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 của Quy định số 28-QĐ/TU; tập thể lãnh đạo và các thành viên, người đứng đầu, cán bộ tham mưu, nhân sự thực hiện nghiêm quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quy định số 28-QĐ/TU.

Thường xuyên tự phê bình và phê bình; chủ động nhận diện, soi rọi, ngăn ngừa những biểu hiện lợi dụng chức vụ quyền hạn, chạy chức, chạy quyền và những hành vi tiêu cực khác. Nâng cao tính tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; nhất là đối với cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý trong xem xét, bố trí người có quan hệ gia đình, thân quen vào vị trí người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác; đồng thời, gắn với các nội dung cam kết tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện hàng năm (thực hiện thường xuyên).

5. Thực hiện nghiêm quy trình 05 bước trong công tác cán bộ; không quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức không đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định. Không bố trí người có quan hệ gia đình đảm nhiệm các chức danh quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy định số 28-QĐ/TU. Đối với người đứng đầu cơ quan đơn vị, kể từ khi có thông báo nghỉ hưu, nghỉ chờ hưu hoặc chuyển công tác, phải báo cáo bằng văn bản và phải được cấp trên trực tiếp đồng ý trước khi thực hiện quy trình công tác cán bộ theo thẩm quyền được phân cấp (thực hiện thường xuyên).

6. Xây dựng kế hoạch hàng năm và tổ chức thực hiện điều động, chuyển đổi, bố trí vị trí công tác khác đối với những người thuộc khoản 4 Điều 6 Quy định số 28-QĐ/TU và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy định số 15-QĐ/TW ngày 02/12/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về luân chuyển cán bộ; quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; trong đó, cấp trưởng phòng không giữ chức vụ liên tục quá hai nhiệm kỳ liên tiếp (không quá 10 năm) ở cùng vị trí tại cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp Trung ương có quy định khác (thực hiện hàng năm).

7. Thường xuyên rà soát, phát hiện và khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong công tác cán bộ theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kết quả tự kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác cán bộ (thực hiện thường xuyên).

8. Thực hiện có hiệu quả công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra công tác cán bộ ở các cấp, các ngành; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy trình, thủ tục trong công tác cán bộ. Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức bị xử lý trách nhiệm, kỷ luật do vi phạm Quy định số 28-QĐ/TU và các quy định có liên quan. Hàng năm, đưa nội dung đánh giá kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, đánh giá kết quả luân chuyển, điều động cấp trưởng phòng và chuyển đổi vị trí công tác vào kiểm điểm đánh giá, xếp loại cuối năm đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị (thực hiện thường xuyên).

9. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy định số 28-QĐ/TU và quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm quy định, quy chế trong công tác cán bộ (gồm các tập thể, cá nhân có thẩm quyền quyết định, có chức năng tham mưu, đề xuất, thẩm định, thẩm tra nhân sự); đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng việc phát hiện, phản ánh, tố cáo vi phạm tham nhũng, tiêu cực để lan truyền, phát tán, cung cấp các thông tin sai sự thật, không đúng quy định, nhằm hạ uy tín người khác (thực hiện thường xuyên).

10. Cụ thể hóa, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 08/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW. Kịp thời khen thưởng, bảo vệ cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo các trường hợp vi phạm tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, các hành vi tiêu cực khác; có giải pháp quyết tâm công phá tâm lý né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ (nếu có) tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Mở rộng, phát huy dân chủ trong công tác cán bộ, tăng cường cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin, chất vấn, phản biện xã hội và giải trình khi có yêu cầu trong công tác cán bộ; đánh giá thực chất nhân sự được giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử (thực hiện thường xuyên).

11. Rà soát, củng cố, kiện toàn, xây dựng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu về công tác cán bộ, đảm bảo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng, có năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ (thực hiện thường xuyên).

12. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện công tác cán bộ (thực hiện thường xuyên).

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Nội vụ:

[...]