Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030" do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành

Số hiệu 126/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2022
Ngày có hiệu lực 18/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Nguyễn Công Vinh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030” CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thực hiện Quyết định số 1384/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/4/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 191/TTr-SNN ngày 08/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2021-2025

- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn tăng 10%/năm.

- Tỷ lệ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đạt tối thiểu trong năm 2022: cảng cá, tàu cá đạt 82%; cơ sở nuôi trồng đạt 92%; cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đạt 62%; cơ sở trồng trọt đạt 72%; cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản đạt 87%. Duy trì và bình quân tăng tối thiểu 2%/năm, Đến năm 2025, phấn đấu đạt 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP).

- Tỷ lệ cơ sở được ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm (phân cấp quản lý cho địa phương) năm sau tăng so với năm trước (tỷ lệ ký cam kết năm 2021 là 91,06%).

- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến hoặc được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm.

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia, hóa chất, kháng sinh,... năm sau giảm so với năm trước và tiếp tục kiểm soát tốt trong các năm tiếp theo.

- Đảm bảo giải quyết 100% nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về xác nhận sản phẩm theo chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và kiểm tra, lấy mẫu giám sát 100% sản phẩm sau xác nhận.

- 85% cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP và cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản được thanh kiểm tra, kiểm soát cht lượng, an toàn thực phẩm.

- 100% các địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp.

- 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

2.2. Giai đoạn 2026-2030

- Diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, scơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình sản xuất theo hướng an toàn tăng 10%/năm.

- Duy trì 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.

- Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến hoặc được chứng nhận HACCP, ISO 2200 (hoặc tương đương) tăng tương ứng 10%/năm.

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia, hóa chất, kháng sinh,... năm sau giảm so với năm trước và tiếp tục kiểm soát tốt trong các năm tiếp theo.

- Đảm bảo giải quyết 100% nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về xác nhận sản phẩm theo chui cung ứng thực phẩm an toàn và kiểm tra, lấy mẫu giám sát 100% sản phẩm sau xác nhận.

- 90% cơ sở thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh nông thủy sản được thanh kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

II. NHIỆM VỤ

1. Đầu tư nâng cấp shạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; hoàn thiện chuỗi giá trị nông lâm thủy sản

[...]