Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Kết luận 77-KL/TW về chủ trương khắc phục các tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 125/KH-UBND
Ngày ban hành 20/07/2020
Ngày có hiệu lực 20/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Trì
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 125/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN 77-KL/TW NGÀY 05/6/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHỦ TRƯƠNG KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 DỂ PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

Thực hiện Kết luận 77-KL/TW ngày 05/6/2020 của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục các tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước và văn bản số 3481-CV/TU ngày 26/6/2020 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tổ chức phổ biến, quán triệt Kết luận 77-KL/TW của Bộ Chính trị; UBND tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện với các nội dung chính, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế. Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

2. Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, phù hợp với xu thế mới, có khả năng cạnh tranh với các tỉnh thành trong nước với những cơ chế, chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong nước; hỗ trợ cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận các hình thức sản xuất kinh doanh mới, hiện đại, hiệu quả, phù hợp để đủ sức tham gia ngay các chuỗi giá trị mới, mở rộng quan hệ đối tác gắn với mở rộng thị trường khi cấu trúc kinh tế thế giới có sự thay đổi, điều chỉnh.

3. Xác định rõ các cơ hội và thách thức để đưa ra các giải pháp tận dụng, chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế. Khắc phục, tháo gỡ khó khăn về sản xuất kinh doanh, chuẩn bị nguồn lực, xây dựng các chính sách đặc biệt, tận dụng cơ hội, nâng cao năng lực nội tại và sức cạnh tranh, khả năng chống chịu và tính tự chủ trong phát triển kinh tế của tỉnh.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận 77-KL/TW của Bộ Chính trị gắn với thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình của Đảng, Quốc hội và Chính phủ nhằm động viên nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội để khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19, đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế.

3. Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về tài chính, tiền tệ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19. Thực hiện chủ trương, chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19 trong năm 2020.

4. Rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết; điều hành chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tiến độ thu. Thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ bảo đảm theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên; giảm kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài; chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phòng chống dịch Covid-19, các chính sách an sinh xã hội; không phê duyệt các đề án, chính sách mới làm tăng chi ngân sách, không bổ sung ngoài dự toán trừ nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 và nhiệm vụ có tính cấp bách không thể trì hoãn phát sinh đột xuất.

5. Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị dự toán, chủ tài khoản và chính quyền các cấp trong việc sử dụng ngân sách nhà nước; thực hiện có hiệu quả chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và công khai minh bạch tài chính - ngân sách.

6. Kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022 - 2025.

7. Về công tác quản lý đầu tư công: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đã được UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành, địa phương, các ban QLDA, các chủ đầu tư tại các Văn bản: số 1351/UBND-KT1 ngày 05/3/2020; số 1700/UBND-KT1 ngày 17/3/2020 và số 3679/UBND-KT1 ngày 18/5/2020 và Chỉ thị số 06/CT-CTUBND ngày 05/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân hết số vốn đầu tư công được giao kế hoạch năm 2020. Lập kế hoạch giải ngân cụ thể, chi tiết cho từng dự án, nhất là các dự án lớn, trọng điểm, có sức lan tỏa của tỉnh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và chỉ đạo quyết liệt công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư, nhất là tiến độ thực hiện dự án và công tác GPMB để hoàn thành kế hoạch đầu tư công được giao năm 2020. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng, nhất là các công trình, dự án lớn, công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 từ các công trình, dự án không thể giải ngân được sang các dự án có khả năng giải ngân cao hơn để phát huy hiệu quả nguồn vốn.

8. Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập, tạo điều kiện thông thoáng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp . Đẩy nhanh xây dự ng khung chí nh sách, pháp luật, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho cá c mô hình kinh doanh mới, ứng dụng chuyển đổi số.

9. Đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Hỗ trợ phát triển những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tham gia sâu trong các chuỗi giá trị thông qua chính sách ưu đãi về tài chính - ngân sách nhà nước, tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác. Phục hồi và ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu phù hợp, hiệu quả, thích ứng với tình hình mới; củng cố, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh. Tập trung phục hồi và phát triển mới chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị; đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào một thị trường cả xuất khẩu và nhập khẩu; tăng cường xuất khẩu.

10. Nâng cao năng lực, sức cạnh tranh nhằm đón đầu các thời cơ, lợi thế, cơ hội mới. Hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nước (gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI); không để bị lợi dụng thâu tóm, bởi nhà đầu tư ngoài nước. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, thoái vốn gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò đầu tàu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong việc hình thành các chuỗi giá trị, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy sức sáng tạo và khả năng thích ứng, tận dụng các cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo việc làm cho người lao động. Chủ động, có cơ chế, chính sách, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ nhằm thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường, sinh thái, nhất là từ các tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia có công nghệ cao, tiềm lực mạnh, đứng đầu hoặc chi phối các mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

11. Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với xu thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu lao động trong nước, gắn với thị trường lao động quốc tế.

12. Chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với minh bạch hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Chủ trì theo dõi, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020, đề xuất nhiệm vụ và giải pháp phát triển Kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 2020; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về những khó khăn và kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp; đôn đốc, phối hợp với các cơ quan trong việc hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

- Đẩy nhanh tiến độ xem xét, giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp; chủ động tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

- Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với quy định về phòng chống dịch Covid-19.

- Tổng hợp, kịp thời tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 kéo dài sang năm 2020 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và có nhu cầu bổ sung vốn để thực hiện trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành, địa phương và các chủ đầu tư, Ban QLDA.

- Triển khai, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ và các nội dung tại văn bản này. Kịp thời tổng hợp các vướng mắc và đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ