Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2020 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 26/11/2019
Ngày có hiệu lực 26/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Khắc Thận
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Thái Bình, ngày 26 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2020.

Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Thực hiện Công văn số 7362/BNN-TY ngày 03/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh, triển khai Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh thủy sản năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế, bảo đảm phát triển ổn định và bền vững nuôi trong thủy sản của tỉnh;

- Phát hiện sớm và xử lý nhanh gọn, kịp thời các dịch bệnh ở động vật thủy sản, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro thiệt hại do dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả.

2. Yêu cầu

- Phòng chống dịch bệnh động vật thủy sản phải có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp và của cả cộng đồng; phòng bệnh là chính, chống dịch kịp thời, hiệu quả.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản của các cấp, các ngành và người nuôi trồng thủy sản, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ và người nuôi trồng thủy sản về công tác thú y thủy sản nhất là năng lực, kỹ năng tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; tăng cường và củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh động vật thủy sản từ tỉnh tới xã, phường, thị trấn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Giám sát dịch bệnh thủy sản

Thực hiện theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.1. Giám sát lâm sàng

- Người nuôi thủy sản thực hiện theo dõi hàng ngày để phát hiện và báo cáo kịp thời động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định.

- Chi Cục Chăn nuôi và Thú y lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định.

1.2. Giám sát chủ động

- Quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản được thực hiện theo Dự toán kinh phí hàng năm của Chi cục Thủy sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra mầm bệnh lưu hành trên động vật thủy sản: Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác minh mầm bệnh lưu hành khi môi trường biến động và có dấu hiệu dịch bệnh nguy hiểm ở động vật thủy sản để đánh giá nguy cơ bùng phát dịch; kịp thời cảnh báo nguy cơ bệnh dịch lây lan, hướng dẫn các biện pháp xử lý, khoanh vùng.

- Dự kiến số lượng mẫu lấy:

+ Đối với tôm: Giám sát bệnh bệnh đốm trắng do vi rút, bệnh hoại tử gan tụy cấp; Số mẫu lấy giám sát là 135 mẫu (01 mẫu xét nghiệm 02 chỉ tiêu).

+ Đối với cá: kiểm tra bệnh do vi rút Tilapia Lake Virus (TiLV) ở cá rô phi, bệnh hoại tử thần kinh ở ở cá song (cá mú), cá vược (cá chẽm); bệnh xuất huyết do vi rút ở cá nước ngọt và các vi khuẩn gây bệnh (Vibrrio sp, Aeromonas sp, Pseudomonas sp, streptococcus sp, Edwardsiella sp; EUS,.. ) trên cả cá nước ngọt và nước lợ. Tổng số mẫu dự kiến lấy giám sát là 748 mẫu.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo).

+ Đối với ngao: Chỉ thực hiện các chỉ tiêu về quan trắc môi trường theo quy định của Luật Thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[...]