Kế hoạch 1208/KH-UBND về công tác văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử năm 2022 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu | 1208/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/03/2022 |
Ngày có hiệu lực | 01/03/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Trần Văn Hiệp |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1208/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 01 tháng 3 năm 2022 |
CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ LỊCH SỬ NĂM 2022
Thực hiện Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; căn cứ đặc điểm tình hình về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2022 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ đến cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao nhận thức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ.
2. Thống nhất quản lý và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về văn thư, lưu trữ và quản lý tài liệu Lưu trữ lịch sử theo nhiệm vụ của năm 2022 và những năm tiếp theo.
3. Đưa hoạt động văn thư, lưu trữ đi vào nề nếp; tổ chức văn thư, lưu trữ và hệ thống kho lưu trữ từng bước được củng cố; tài liệu lưu trữ được bảo vệ, bảo quản an toàn và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ công tác của các cơ quan, tổ chức cũng như yêu cầu khai thác, sử dụng của xã hội.
1. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ
a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng các hình thức phù hợp (trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử và mở các lớp tập huấn nghiệp vụ) các quy định của pháp luật hiện hành và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngành, cơ quan, tổ chức về công tác văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ
- Sở Nội vụ xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với quy định hiện hành; đồng thời, rà soát các văn bản đã ban hành trước đây về công tác văn thư, lưu trữ không còn phù hợp với tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ để áp dụng thống nhất tại các cơ quan, tổ chức.
- Các cơ quan, đơn vị căn cứ quy định hiện hành và văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ, thực hiện rà soát những văn bản đã ban hành không còn phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế như: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ; danh mục hồ sơ; bảng thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn, nghiệp vụ; quy định về tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ của cơ quan; danh mục thành phần tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh...
c) Công tác tổ chức cán bộ, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
- Các sở, ban, ngành, địa phương:
+ Sắp xếp tổ chức bộ máy và bố trí công chức, viên chức đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và yêu cầu công việc, đặc biệt là công tác văn thư, lưu trữ điện tử và quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.
+ Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức đang làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý; cử công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với từng đối tượng, tập trung vào các nội dung như: soạn thảo, ký ban hành văn bản điện tử; quản lý văn bản điện tử; lập, nộp lưu và quản lý hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử; sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư, số hoá tài liệu lưu trữ.
+ Rà soát và cử công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ chưa đảm bảo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
- Sở Nội vụ phối hợp tổ chức mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ cho lãnh đạo Văn phòng (Phòng Hành chính), Phòng Nội vụ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn.
d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các nội dung sau:
- Công tác văn thư: Soạn thảo, ký ban hành văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan, quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật, phần mềm Hệ thống quản lý tài liệu điện tử theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Hoạt động lưu trữ: Thu thập tài liệu lưu trữ, xác định giá trị tài liệu lưu trữ; chỉnh lý, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ; số hóa tài liệu, tạo lập và quản lý dữ liệu thông tin đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử và dữ liệu đặc tả của tài liệu lưu trữ (bao gồm dữ liệu đặc tả phông lưu trữ, hồ sơ lưu trữ và văn bản, tài liệu) bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
đ) Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý tài liệu tại Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ Lịch sử tỉnh
a) Lưu trữ cơ quan: Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; các doanh nghiệp Nhà nước; các cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương:
- Hướng dẫn công chức, viên chức lập hồ sơ công việc và thực hiện kế hoạch thu thập tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
- Thực hiện tiêu hủy tài liệu hết giá trị theo quy định của pháp luật.