Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 120/KH-UBND
Ngày ban hành 12/08/2016
Ngày có hiệu lực 12/08/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/KH-UBND

Phú Yên, ngày 12 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

“TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN”

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.

1. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo; trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

- Đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

- Hàng năm, 100% học sinh tiểu học người DTTS được tăng cường tiếng Việt.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh - truyền hình các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Phú Hòa, Tây Hòa; cán bộ tuyên truyền địa phương các xã, thôn; các hội phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên; các cơ sở Giáo dục trên địa bàn có học sinh DTTS tổ chức tuyên truyền và giúp đỡ cha mẹ học sinh người DTTS hiểu rõ việc tăng cường tiếng Việt; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nắm vững được ý nghĩa của việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh có ý nghĩa trong vấn đề phát triển xã hội và tạo điều kiện bình đẳng trong mọi lĩnh vực của người DTTS.

- Các tài liệu tuyên truyền như trang thông tin điện tử của tỉnh, huyện, xã, Sở GDĐT, phòng GDĐT, trường luôn có bài viết về tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS như kinh nghiệm, phương pháp dạy, rèn luyện, hỗ trợ người DTTS và học sinh DTTS,... tăng cường tiếng Việt.

- Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, chỉ đạo các Phòng GDĐT huyện tổ chức biên soạn tài liệu xóa mù tiếng Việt cho các phụ huynh học sinh DTTS và tài liệu hướng dẫn sinh hoạt gia đình, cộng đồng sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động thường ngày.

- Trường tiểu học, ngành học mầm non tổ chức thường xuyên quan hệ gia đình của học sinh mình phụ trách và hướng dẫn sử dụng tài liệu hướng dẫn trên, phương pháp để gia đình giúp đỡ học sinh DTTS nói tiếng Việt.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

2. Tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt

- Ngoài các tài liệu tăng cường tiếng Việt của Bộ GDĐT, các đơn vị phòng GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục về ngành học mầm non và cấp tiểu học biên soạn các tài liệu học cho học sinh như làm truyện tranh khổ nhỏ, truyện tranh khổ lớn, tranh chủ đề, làm đồ dùng học tập như thẻ từ, tranh ảnh để học sinh học tập, sao cho các từ sử dụng trong học tập gần gũi với đời thường và học sinh DTTS đã trải nghiệm từ đó giúp học sinh dễ nhớ và tạo hứng thú trong học tập.

- Sở GDĐT phối hợp với Sở Tài chính cấp kinh phí bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi đã cũ không còn sử dụng đúng theo qui cách, không còn đạt chất lượng trong giảng dạy hoặc sử dụng trong các hoạt động vui chơi; quan tâm cung cấp đầy đủ cho điểm trường, xã khó khăn, xã đặc biệt khó khăn và điểm không có sự giao tiếp nhiều với người kinh.

- Phòng GDĐT các huyện thống kê, kiểm tra danh mục các đồ dùng dạy học của các trường có học sinh DTTS và cấp kịp thời cho năm học tới.

- Các trường tiểu học tạo không gian cho môi trường tiếng Việt trong lớp học như tranh ảnh, đồ chơi, vật liệu,... giúp học sinh luôn luôn thuộc từ vựng tiếng Việt khi nhìn vào góc Tiếng Việt và có sự bổ sung, thay đổi theo thời gian, chủ đề của chương trình giảng dạy. Nhà trường tổ chức các hoạt động vui chơi, giao tiếp thực hành tiếng Việt thường xuyên trong các hoạt động trong giờ lên lớp cũng như ngoài giờ lên lớp ở trường, ở nhà và cộng đồng.

- Dạy học tiếng Việt cho học sinh lớp 1: Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết/năm lên 500 tiết/năm, giúp học sinh DTTS có đủ thời gian để đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Việt lớp 1. Tiếp tục thực hiện Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH ngày 15/9/2009 về việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS cấp tiểu học:

+ Các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện việc tăng cường dạy học tiếng Việt cho học sinh DTTS thông qua từng tiết dạy, từng môn học. Đảm bảo học sinh DTTS cuối năm đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt; học sinh tự tin trong trong học tập, giao tiếp bằng tiếng Việt.

+ Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng thư viện thân thiện như: xây dựng thư viện trong lớp học, thư viện ngoài trời (thư viện xanh); xây dựng Câu lạc bộ học sinh nói, viết tiếng Việt; xây dựng góc ngôn ngữ tiếng Việt; tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các lớp, các khối lớp, các trường,... theo chủ đề: “Tiếng Việt của chúng em”.

+ Giao quyền tự chủ cho nhà trường và giáo viên trong việc biên soạn và giảng dạy cho học sinh tiểu học đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo từng khối lớp.

+ Sở GDĐT và Phòng GDĐT chỉ đạo điểm một trường tiểu học chỉ là học sinh DTTS và nơi khó khăn là trường điểm theo yêu cầu trên. Sau năm 2017, Sở GDĐT và phòng GDĐT đánh giá, kiểm định và nhân rộng theo phương pháp hoạt động trên.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ