Kế hoạch 12/KH-UBND phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình năm 2014

Số hiệu 12/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2014
Ngày có hiệu lực 28/02/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Ca
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/KH-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 02 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2014.

Từ đầu năm đến nay, diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước rất phức tạp; theo thông báo của Cục Thú y đến hết ngày 19/02/2014 cả nước có 64 dịch Cúm gia cầm H5N1, bao gồm 16 tỉnh: Đắk Lk, Long An, Kon Tum, Tây Ninh, Cà Mau, Khánh Hòa, Qung Ngãi, Nam Định, Phú Yên, Lào Cai, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Cần Thơ và Vĩnh Long; tại một sđịa phương khác, dịch xut hin dưới dạng nhỏ lẻ trên đàn gia cm và đã được phát hiện, xử lý kịp thời không lây lan dịch. Đồng thời, tình hình dịch cúm A/H7N9 đang có diễn biến rất phức tạp tại Trung Quốc, đến tháng 02/2014, đã ghi nhận 339 ca bnh, trong đó 66 ca tử vong. Vi rút cúm A/H7N9 cũng đã được phát hiện trên gia cầm và người ở tỉnh Quảng Tây giáp với 4 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trong khi đó, các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động vật và sản phẩm đng vật qua biên giới vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Dịch Lở mm long móng gia súc (LMLM) type A đã xảy ra tại các tỉnh, đến ngày 19/02/2014, vn còn tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn có dịch chưa qua 21 ngày.

Thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg ngày 27/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyn và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và các Công điện của Thủ tướng Chính phủ: S528/CĐ-TTg ngày 15/04/2013 về việc phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9), A(H5N1), số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới và số 200/CĐ-TTg ngày 14/02/2014 về tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người; căn cứ Quyết định số 201/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp vi các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây lan sang người. Để chủ động phòng, chống và ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ phát sinh và lây lan các dch bệnh nguy hiểm động vật như: Dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn và dịch Lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh; căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm những tháng đầu năm 2014 trên cả nước, đặc biệt là dch bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là địa phương giáp ranh với tỉnh Thái Bình, y ban nhân dân tỉnh Thái Bình xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình năm 2014, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh động vật, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, nhằm bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi phát triển n định, bền vững, bảo vệ sức khỏe nhân dân và góp phn phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Triển khai thực hiện phải có sự chỉ đạo và phi kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thng chính trị; huy đng được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Thú y và hướng dn của Ban Chỉ đạo Quốc gia, B Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, phù hợp và hiệu quả, không để lãng phí các ngun kinh phí đầu tư.

II. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH

A. KHI CHƯA CÓ DỊCH XẢY RA

1. Thông tin tuyên truyền, tập huấn

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyn hình Thái Bình, phát thanh thường xuyên trên đài truyền thanh cấp huyện, xã để phổ biến cho toàn thnhân dân thấy được tính chất nguy hiểm của dịch bệnh gia súc, gia cầm không chỉ thiệt hại đối với sản xuất mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng ca con người; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Công khai số điện thoại đường dây nóng về tiếp nhận thông tin dịch bệnh đ mi người dân chủ động khai báo dịch kịp thời; sđiện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin dịch bệnh của tỉnh: 036.3643.640 (Chi cục Thú y Thái Bình, địa chỉ: số 14, phố Quang Trung, thành phố Thái Bình).

- Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y từ tỉnh ti cơ sở và lực lượng được xã, thôn cử trực tiếp tham gia tiêm phòng, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm; tập huấn cho các hộ chăn nuôi về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và chăn nuôi an toàn sinh học.

2. Giám sát dịch bệnh

- Tăng cường hệ thống giám sát bảo đảm giám sát tới từng thôn, xóm, hộ chăn nuôi xây dựng các địa chỉ đ tiếp nhận khai báo tình hình dịch bnh gia súc, gia cầm ca người dân; giao trách nhiệm cho trưởng, phó các thôn trong việc giám sát dịch bệnh tại thôn, cùng với Ban chăn nuôi thú y xã, phường, thị trấn kịp thời phát hiện dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh.

- Tổ chức các bộ phận thường trực để tiếp nhận thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các Trạm thú y huyện, thành phố và tại Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình.

- Định kỳ lấy mẫu kiểm tra để phát hiện kịp thời sự lưu hành của vi rút cúm gia cầm, vi rút gây bệnh LMLM gia súc, vi rút gây bệnh Tai xanh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh và tổ chức các đợt giám sát sau tiêm phòng để xác định mức độ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh.

- Truy xuất nguồn gốc gia súc, gia cầm có mm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lưu hành, đặc biệt với vi rút cúm gia cầm H7N9; tổ chức thực hiện khẩn cấp các biện pháp chuyên môn như tiêm phòng vắc xin bao vây, khử trùng tiêu độc, quản lý đàn gia súc, gia cầm tại địa phương có nguồn gốc gia súc, gia cầm chứa vi rút gây các bệnh nguy hiểm lưu hành.

- Lấy mẫu xét nghiệm khi có gia súc, gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân để kịp thời chẩn đoán và xác minh dịch bệnh.

3. Tiêm phòng vắc xin

Triển khai, tổ chức tiêm phòng dịch định kỳ cho đàn gia súc vụ Xuân Hè, vụ Thu Đông (tiêm đại trà 02 vụ/năm) và tiêm bổ sung hàng tháng theo quy định và kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Khử trùng, tiêu độc

- Định kỳ tổ chức trên toàn tỉnh 04 đợt tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi cùng với 02 đợt tiêm phòng chính trong năm (đợt 1 vào tháng 3, đợt 2 vào tháng 9 và tháng 10) và các đợt vệ sinh khử trùng, tiêu độc theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Khử trùng tiêu độc thường xuyên đối với những vùng có nguy cơ cao như: Chợ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; các bến phà, bến đò; các đim giết m gia súc, gia cầm và các điểm thu gom, tập kết gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm; riêng tại các chợ bán gia cm sng phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng hóa chất hàng ngày sau mỗi phiên chợ.

- Ngoài hóa chất của tỉnh hỗ trợ, huy động, hướng dn hộ chăn nuôi thực hiện khử trùng, tiêu độc hàng ngày theo hướng dẫn của Chi cục thú y.

[...]