Kế hoạch 1174/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 05/NQ-CP về đẩy mạnh thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế tỉnh Kon Tum

Số hiệu 1174/KH-UBND
Ngày ban hành 10/06/2015
Ngày có hiệu lực 10/06/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1174/KH-UBND

Kon Tum, ngày 10 tháng 06 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/NQ-CP NGÀY 13/01/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế;

Căn cứ Quyết định số 5438/QĐ-BYT ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Chương trình hành động của Ngành Y tế thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế; Công văn số 8644/BYT-BM-TE ngày 27/11/2014 của Bộ Y tế về việc tăng cường các giải pháp giảm tử vong bà mẹ và sơ sinh nhằm thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh, với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Triển khai cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 13/01/2014 của Chính phủ nhằm góp phần thực hiện thành công các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế vào năm 2015, đồng thời duy trì bền vững tiếp tục phát huy các kết quả đạt được sau năm 2015.

II. CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CỤ THỂ

TT

Ch số

Thực hiện năm 2014

Chỉ tiêu năm 2015

Ch tiêu năm 2020

Toàn quốc (QĐ 5438/QĐ- BYT)

Kon Tum

Toàn quốc (QĐ 5438/QĐ- BYT)

Kon Tum

I

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 1:(1c) (Giảm một nửa tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong thời gian từ 1990 đến 2015

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em <5 tuổi (%)

23,9

14,5

23,4

10

<21

II

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 4:(4a) Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015

 

 

 

 

 

2

Tỷ suất tử vong trẻ em < 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

62,7 (năm 2013)

22

60,7

16

57

3

Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

40 (năm 2013)

14,8

38,2

11

36

4

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm phòng sởi (%)

95,9

>90

97

>95

>97

III

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 5:

 

 

 

 

 

 

(5a) Giảm 3/4 tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015

 

 

 

 

 

5

Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

29,1

58,3

58

52

53

6

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ (%)

91,4

96

91

98

95

 

(5b) Đến năm 2015, phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản.

 

 

 

 

 

7

Tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai (%)

66

82

67

83,4

74

8

Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên (%)

6,9

4,5

0

4

0

9

Tỷ lệ phụ nữ sinh con được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ (%)

78,7

83

80

>85

85

10

Tỉ lệ chưa được đáp ứng biện pháp kế hoạch hóa gia đình (%)

0

5,8

0

5,5

0

IV

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 6:

 

 

 

 

 

 

(6a) Chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan của HIV/AIDS o năm 2015.

 

 

 

 

 

11

Tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm dân số 15 - 24 tuổi (%)

0,1

<0,3

<0,3

<0,3

<0,3

12

Tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất với các loại khách hàng của nhóm phụ nữ bán dâm (%)

29

80

80

80

80

13

Tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15-24 có kiến thức đầy đủ toàn diện về HIV/AIDS (%)

39,5

50

50

50

50

 

(6b) Đến năm 2010, mọi đối tượng có nhu cầu đều được điều trị HIV/AIDS.

 

 

 

 

 

14

Tỷ lệ người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị thuốc kháng virus HIV được điều trị ARV (%)

64,4

70

70

80

80

 

(6c) Chặn đứng và bắt đầu giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, bệnh lao cũng như các bệnh dịch khác vào năm 2015.

 

 

 

 

 

15

Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét trên 1.000 dân

1,48

0,35

1,40

0,15

1

16

Tỷ lệ tử vong do sốt rét trên 100.000 dân

0,2

0,02

0

0,02

0

17

Tỷ lệ hiện mắc lao trên 100.000 dân

105

187

105

131

95

V

Mục tiêu Thiên niên kỷ số 7:(7c) Giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận thường xuyên với nước sinh hoạt hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường được cải thiện vào năm 2015

 

 

 

 

 

18

Tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

58,3

68,5

65

75

80

19

Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch (%)

75,5

95

80

>95

90

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế

- Tăng cường phổ biến sâu rộng về việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào các nghị quyết, chiến lược, chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, xã. Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các ban ngành, đoàn thể, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, định kỳ có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện, tìm nguyên nhân tồn tại để có giải pháp khắc phục kịp thời.

- Huy động sự tham gia và phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, của cộng đồng và từng người dân vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện các hoạt động thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ liên quan đến dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống lao, HIV/AIDS, sốt rét, nước sạch và vệ sinh môi trường.

2. Tăng cường huy động các nguồn đầu tư để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế

- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; chủ động bố trí, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách địa phương để tập trung thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế chưa đạt (tử vong mẹ, tử vong trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em...).

- Tuyên truyền, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia chủ trương xã hội hóa đầu tư các công trình cung cấp nước sạch sinh hoạt, hỗ trợ đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả, đảm bảo tiến độ các Chương trình viện trợ và hợp tác quốc tế; tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực y tế, nhất là các Chương trình có tác động tích cực đối với y tế tuyến huyện, xã.

- Triển khai tốt các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách xã hội thông qua bảo hiểm y tế và các hình thức hỗ trợ trực tiếp khác cho đối tượng thụ hưởng.

3. Nâng cao năng lực hệ thống y tế

- Củng cố, hoàn thiện và ổn định bộ máy tổ chức ngành Y tế. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng có đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với Quy hoạch đã được phê duyệt bảo đảm cho mọi người dân tiếp cận một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở theo các chính sách của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực. Củng cố và đổi mới công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện các giải pháp để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe. Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã để đạt tỷ lệ 50% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. Tiếp tục bố trí bác sỹ, nữ hộ sinh về công tác tại tuyến xã để đảm bảo 100% trạm y tế xã có bác sỹ, có nữ hộ sinh vào năm 2015. Đào tạo chuẩn hóa đội ngũ nhân viên y tế thôn làng theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế và Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh; đào tạo nâng cao (6 tháng trở lên) cho nhân viên y tế thôn, làng và đào tạo, bố trí cô đỡ thôn bản ở các vùng có điều kiện khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; mở rộng và nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Đảm bảo các chế độ chính sách thu hút theo quy định đối với cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ giỏi về công tác lâu dài ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Nâng cao vai trò và năng lực quản lý, lập kế hoạch y tế cả ở tuyến tỉnh, huyện và xã; tổ chức các khóa đào tạo về lập kế hoạch, quản lý hệ thống y tế cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành Y tế.

- Củng cố hệ thống thông tin y tế ở tất cả các tuyến nhằm tạo nguồn dữ liệu đầy đủ, chính xác cho các chương trình can thiệp, chương trình hành động hoạt động hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin y tế. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu cho tuyến tỉnh, huyện, xã.

- Đẩy mạnh lồng ghép trong việc thực hiện các hoạt động, các chương trình dự án.

4. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về y tế

[...]