Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 114/KH-UBND về thu Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 15/07/2019
Ngày có hiệu lực 15/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Nguyễn Văn Khước
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THU QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2019

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh về việc thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc;

Căn cứ Quyết định số 2012/QĐ-CT ngày 28/7/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Vĩnh Phúc;

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 82/TTr-SNN&PTNT ngày 09/7/2019, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kế hoạch thu Quỹ phòng, chống thiên tai (gọi tắt là Quỹ) năm 2019 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Xã hội hóa công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; đảm bảo mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Yêu cầu: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể; các doanh nghiệp; công dân trong độ tuổi lao động (trừ đối tượng được miễn, giảm) trên địa bàn tỉnh có nghĩa vụ đóng góp Quỹ; đảm bảo thu đúng, thu đủ, đúng thời hạn quy định.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG GÓP

1. Đối tượng và mức đóng góp

a) Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập: Mức đóng góp bắt buộc một năm là 0,02% (hai phần vạn) trên tổng giá trị tài sản hiện có tại Việt Nam theo báo cáo tài chính hàng năm nhưng tối thiểu là 500.000 đ (năm trăm nghìn đồng), tối đa là 100.000.000 đ (một trăm triệu đồng) và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang hưởng lương, cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước đóng 01 ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm phải nộp;

- Người lao động trong các doanh nghiệp đóng 01 ngày lương/người/năm theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Người lao động khác (trừ các đối tượng đã được quy định tại Điểm b) đóng 15.000 đồng/ngươi/năm.

c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện cho Quỹ.

2. Đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp: Thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.

III. CHỈ TIÊU THU QUỸ

Chỉ tiêu thu Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2019 là 16.791.293.000 đồng.

(Mười sáu tỷ, bảy trăm chín mốt triệu, hai trăm chín ba ngàn đồng chẵn)

Trong đó:

- Các huyện, thành phố:                                                 7.860.100.375 đ;

- Khối các cơ quan của tỉnh:                                          1.036.208.817 đ;

- Các đơn vị Lực lượng Vũ trang:                                   1.035.000.000 đ;

- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh:          289.650.895 đ;

[...]