ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1113/KH-SYT
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 02 tháng 3 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 21/2020/TT-BYT NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐA
KHOA ĐỐI VỚI BÁC SĨ Y KHOA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Thông tư số 21/2020/TT-BYT ngày 30 tháng
11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sĩ y khoa, Sở Y tế ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phổ biến, quán triệt và triển khai kịp thời, thống
nhất và hiệu quả các quy định của Thông tư số 21/2020/TT-BYT ngày 30 tháng 11
năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sĩ y khoa (sau đây gọi là Thông tư số
21/2020/TT-BYT).
- Xác định các nội dung, công việc và phân công nhiệm
vụ để các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, đảm bảo quy định của pháp luật.
- Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá
trình tổ chức thực hiện Thông tư số 21/2020/TT-BYT qua đó góp phần nâng cao chất
lượng công tác đào tạo nhân lực y tế.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Bảo đảm tính khả thi và có trọng tâm, trọng điểm,
không gây xáo trộn trong quá trình tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Tuyên truyền, phổ biến các
quy định của Thông tư
1.1. Nội dung tuyên truyền, phổ biến
- Thông tư số 21/2020/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm
2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sĩ y khoa.
- Công văn số 478/SYT-QLDVYT ngày 22 tháng 01 năm
2021 của Sở Y tế về việc thực hiện Thông tư số 21/2020/TT-BYT.
1.2. Thực hiện
a) Cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Sở Y tế: Đăng tải toàn văn Thông tư số
21/2020/TT-BYT và các văn bản hướng dẫn thi hành trên Cổng thông tin điện tử của
Sở Y tế.
- Thủ trưởng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc
ngành y tế Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai Thông tư số
21/2020/TT-BYT và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan tại các buổi họp
toàn thể cơ quan hoặc giao ban của đơn vị.
b) Thời gian thực hiện: trong tháng 3 năm 2021.
2. Xây dựng, ban hành nội dung
hướng dẫn thực hành chi tiết
Tại Điều 4 Thông tư số 21/2020/TT-BYT của Bộ Y tế
đã quy định khung nội dung, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được
phân bố theo từng chuyên khoa như sau:
TT
|
KHUNG NỘI DUNG
THỰC HÀNH
|
THỜI GIAN THỰC
HÀNH
|
01
|
Chuyên khoa Nội trong đó có Hồi sức cấp cứu
|
05 tháng
|
02
|
Chuyên khoa Ngoại
|
03 tháng
|
03
|
Chuyên khoa Sản phụ khoa
|
03 tháng
|
04
|
Chuyên khoa Nhi
|
04 tháng
|
05
|
Các chuyên khoa khác: Tai Mũi Họng; Da liễu; Răng
Hàm Mặt; Y học cổ truyền; Phục hồi chức năng; Mắt và một số kỹ thuật của
chuyên khoa khác theo Thông tư số 35/2019/TT-BYT
|
03 tháng
|
Tổng thời gian thực
hành khám bệnh, chữa bệnh:
|
18 tháng
|
Ghi chú: Trong quá trình thực hành kỹ thuật
chuyên môn, người thực hành được tập huấn các quy định pháp luật về khám bệnh,
chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng
giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
|
20 buổi (mỗi buổi
4 tiết) tương đương 80 tiết; được tính vào tổng thời gian thực hành KBCB 18
tháng
|
Dựa trên khung nội dung quy định tại Điều 4 Thông
tư 21/2020/TT-BYT, cơ sở hướng dẫn thực hành (bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy
phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh) xây dựng, ban hành
nội dung thực hành chi tiết phù hợp với năng lực và điều kiện của từng cơ sở
(Điều 3).
Tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BYT đã quy
định trường hợp bác sĩ đa khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động
chuyên môn là: khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên
khoa Ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Sản phụ khoa hoặc khám bệnh,
chữa bệnh chuyên khoa Nhi thì đăng ký thực hành tương ứng một trong bốn chuyên
khoa nội, ngoại, sản, nhi với thời gian là 18 tháng theo quy định của pháp luật
về khám bệnh, chữa bệnh.
Trên cơ sở quy định nêu trên, các cơ sở hướng dẫn
thực hành xây dựng, ban hành nội dung thực hành lâm sàng chi tiết phù hợp với
năng lực và điều kiện của từng cơ sở theo từng chuyên khoa nội, ngoại, sản,
nhi, đa khoa. Tuy nhiên, văn bản pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn hoặc quy
định cụ thể nội dung thực hành lâm sàng chi tiết làm cơ sở cho các cơ sở hướng
dẫn thực hành xây dựng và ban hành theo đúng quy định.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, trong khi chờ
Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng nội dung thực hành chi tiết để cấp chứng chỉ
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa hoặc
khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Ngoại hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Sản
phụ khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nhi cho bác sĩ đa khoa mới tốt
nghiệp theo quy định tại Thông tư số 21/2020/TT-BYT;
Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế, làm
cơ sở cho các cơ sở hướng dẫn thực hành trực thuộc ngành y tế Thành phố xây dựng
và ban hành nội dung thực hành chi tiết phù hợp với năng lực và điều kiện của
cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Sở Y tế ban hành thí điểm
Khung nội dung đào tạo thực hành lâm sàng chi tiết của từng chuyên khoa như
sau:
2.1. Khung nội dung đào tạo thực hành lâm sàng
chi tiết cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm
vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa
- Giao Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế chủ trì, phối
hợp với các phòng chức năng có liên quan thuộc Sở Y tế (Nghiệp vụ Y, Quản lý dịch
vụ y tế, Kế hoạch Tài chính) và các bệnh viện có liên quan: Nhân dân Gia Định,
Nhi Đồng 1, Nhân dân 115, Từ Dũ, Hùng Vương...xây dựng Khung nội dung đào tạo
thực hành chi tiết cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề
với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa trình Giám đốc Sở
Y tế quyết định ban hành.
- Thời gian thực hiện: trong tháng 3 năm 2021.
2.2. Khung nội dung đào tạo thực hành lâm sàng
chi tiết cho bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm
vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa; khám bệnh, chữa bệnh
chuyên khoa Ngoại; khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Sản phụ khoa; khám bệnh, chữa
bệnh chuyên khoa Nhi
- Giao Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế chủ trì, phối
hợp với các phòng chức năng thuộc Sở Y tế (Nghiệp vụ Y, Quản lý dịch vụ y tế, Kế
hoạch Tài chính) và các bệnh viện đa khoa (Nhân dân Gia Định, Nhân dân 115,
Nguyễn Tri Phương, Trưng Vương), bệnh viện chuyên khoa (Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2,
Nhi Đồng Thành phố, Từ Dũ, Hùng Vương, Bình Dân,...) có liên quan xây dựng
Khung nội dung đào tạo thực hành chi tiết để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm
vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa; khám bệnh, chữa bệnh
chuyên khoa Ngoại; khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Sản phụ khoa; khám bệnh, chữa
bệnh chuyên khoa Nhi trình Giám đốc Sở Y tế quyết định ban hành.
- Thời gian thực hiện hoàn thành Khung nội dung đào
tạo thực hành lâm sàng chi tiết cho 4 chuyên khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi: trong
Quý II năm 2021.
2.3. Xây dựng, ban hành nội dung đào tạo thực
hành chi tiết phù hợp với năng lực và điều kiện của cơ sở hướng dẫn thực hành
- Dựa trên Khung nội dung đào tạo thực hành lâm
sàng chi tiết cho bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ
hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn theo từng chuyên khoa nội, ngoại, sản,
nhi, đa khoa; các cơ sở hướng dẫn thực hành căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên
môn hành nghề của bác sĩ đa khoa quy định tại Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày
30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với
người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện rà soát, xác định nội dung thực
hành chi tiết phù hợp với năng lực và điều kiện của cơ sở nhưng phải bảo đảm
các nguyên tắc theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 21/2020/TT-BYT; đồng thời
xác định nội dung đào tạo thực hành sẽ được giảng dạy tại khoa phòng nào với
nguyên tắc phải phù hợp phạm vi chuyên môn của khoa phòng đó.
Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành chưa có đủ các
chuyên khoa, nội dung cần thực hành theo quy định tại Khoản 2.1, Khoản 2.2 Mục
II Kế hoạch này, cơ sở hướng dẫn thực hành được phép ký Hợp đồng hợp tác với cơ
sở hướng dẫn thực hành khác có chuyên khoa, nội dung thực hành đó.
- Lên danh sách người hướng dẫn thực hành tại khoa
phòng đạt yêu cầu[1]
có thể hướng dẫn thực hành theo từng chương trình, nội dung thực hành.
- Dựa vào danh sách người giảng dạy thực hành đạt
yêu cầu và khoa phòng đạt yêu cầu để đưa ra số lượng người thực hành có thể nhận
theo từng chương trình thực hành tại một thời điểm[2]; cập nhật vào biểu mẫu và thực hiện ban hành
theo quy định của Thông tư 21/2020/TT-BYT (đính kèm Phụ lục 1, 2, 3).
- Thực hiện đăng tải công khai trên Trang thông tin
điện tử của cơ sở hướng dẫn thực hành.
3. Xây dựng, ban hành Kế hoạch
hướng dẫn thực hành
- Kế hoạch hướng dẫn thực hành được xây dựng chi tiết
hàng năm căn cứ vào nội dung đào tạo hướng dẫn thực hành, trong đó xác định nhiệm
vụ cụ thể của cá nhân, khoa, phòng thuộc cơ sở hướng dẫn thực hành để thực hiện
chương trình thực hành. Kế hoạch hướng dẫn thực hành cần được xây dựng, ban
hành và công khai hàng năm trên Trang thông tin điện tử của cơ sở hướng dẫn thực
hành và gửi về Sở Y tế trước ngày 31 tháng 01 để tổng hợp, theo dõi và
quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành (đính kèm Phụ lục 4).
- Số lượng người thực hành của một khóa đào tạo tại
một cơ sở hướng dẫn thực hành không quá 30 học viên. Tùy theo năng lực của cơ sở
hướng dẫn thực hành và nhu cầu người thực hành có thể tổ chức nhiều khóa học
trong năm nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đào tạo như phải có đủ
người hướng dẫn, số khoa lâm sàng/giường bệnh, cơ sở vật chất.
- Thời gian đào tạo: Người thực hành phải bảo đảm
tham gia học liên tục trong thời gian đủ 18 tháng. Trường hợp phải dừng thực
hành vì lý do thai sản, tai nạn hoặc vì các lý do bất khả kháng khác thì thời
gian thực hành được cộng dồn nhưng ngắt quãng không quá 6 tháng (Khoản 3 Điều
2).
4. Tiếp nhận người thực hành và
ký Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh
- Cơ sở hướng dẫn thực hành phải tiếp nhận người thực
hành theo Kế hoạch hướng dẫn thực hành đã công bố công khai. Trường hợp không
tiếp nhận thì phải có văn bản phản hồi cho người thực hành biết và nêu rõ lý
do.
- Người thực hành phải có Đơn đề nghị thực hành và
bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế gửi đến cơ sở hướng dẫn
thực hành nơi đăng ký thực hành; sau khi nhận được đơn đề nghị thực hành, nếu đồng
ý tiếp nhận, người đứng đầu của cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm ký hợp
đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành theo quy định Khoản 1
Điều 16 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP.
5. Phân công người hướng dẫn thực
hành
- Người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành ra quyết
định phân công người hướng dẫn thực hành cho người thực hành theo quy định Khoản
2 Điều 16 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP. Một người hướng dẫn thực hành chỉ được
hướng dẫn tối đa là 5 người thực hành trong cùng một thời điểm.
- Trường hợp có nhiều người hướng dẫn thực hành cho
một người thực hành thì phải phân công rõ phạm vi hướng dẫn và thời gian hướng
dẫn thực hành cụ thể của từng người hướng dẫn.
- Trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành có hợp đồng
hợp tác hướng dẫn thực hành với cơ sở khác thì người đứng đầu của cơ sở khác đó
phải phân công người hướng dẫn thực hành cụ thể bằng văn bản theo từng chuyên
khoa.
6. Chi phí hướng dẫn thực hành
- Các cơ sở hướng dẫn thực hành tự xây dựng, ban
hành định mức kinh tế kỹ thuật cho một khóa học làm cơ sở xác định chi phí thực
hành theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí để hướng dẫn thực hành trên cơ
sở lấy thu bù chi; việc hạch toán, thu chi, thanh quyết toán phải được thực hiện
theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện công bố công khai chi phí hướng dẫn
thực hành trên Trang thông tin điện tử của cơ sở hướng dẫn thực hành.
- Cơ sở thực hành phải thông báo cho người cần được
hướng dẫn thực hành các chi phí hướng dẫn thực hành và thể hiện rõ trong Hợp đồng
thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục V Nghị định số
109/2016/NĐ-CP.
7. Tổ chức học lý thuyết và thực
hành lâm sàng
7.1. Khi tổ chức học lý thuyết cơ sở hướng dẫn
thực hành phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của người thực
hành, đặc biệt là đối với những bài lý thuyết đã được học trong trường, người
thực hành phải tự nghiên cứu, tìm tòi tài liệu đọc thêm để hiểu vấn đề sâu hơn
và ứng dụng thực tế tốt hơn. Người hướng dẫn thực hành có trách nhiệm hỗ trợ để
củng cố thêm phần lý thuyết trong quá trình người học thực hành.
- Cập nhật kiến thức, những văn bản mới nhất, phù hợp
với thực tế.
- Tăng cường áp dụng phương pháp thảo luận nhóm và
sử dụng nghiên cứu ca bệnh để dạy-học, tránh thuyết trình lại lý thuyết.
- Người hướng dẫn thực hành có trách nhiệm cập nhật
các quy trình, kỹ thuật chuyên môn theo quy định của cơ sở hướng dẫn thực hành,
của Bộ Y tế để hướng dẫn thực hành cho bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa mới tốt
nghiệp.
7.2. Khi tổ chức học thực hành lâm sàng cơ sở hướng
dẫn thực hành phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Người thực hành phải đảm bảo tham gia thực hành
lâm sàng đầy đủ các nội dung trong chương trình đào tạo tại các khoa lâm sàng,
cần bố trí sắp xếp cho người thực hành học luân khoa phù hợp với điều kiện thực
tế của cơ sở để học viên được học các kỹ năng và tình huống lâm sàng.
- Tại mỗi khoa lâm sàng, Trưởng khoa cần phân công
người hướng dẫn thực hành thường xuyên hỗ trợ, động viên để người thực hành tự
tin và hăng say học tập.
- Thông qua theo dõi thực hành hàng ngày của người
thực hành, người phụ trách đào tạo và người hướng dẫn thực hành có kế hoạch sắp
xếp, hỗ trợ để người thực hành hoàn thành chỉ tiêu, nội dung học tập tại mỗi
khoa.
- Người thực hành thực tập tại các khoa lâm sàng, được
phân công theo nhóm làm việc cùng với nhân viên trong khoa. Ngoài ra, người thực
hành phải phát huy tính tự chủ, tự học và vận dụng kinh nghiệm đã học vào việc
chăm sóc sức khỏe người bệnh.
- Khi học thực hành lâm sàng, người hướng dẫn thực
hành yêu cầu người thực hành đọc trước, nêu ý kiến thảo luận về các vấn đề lý
thuyết liên quan, về quy trình, bảng kiểm thực hành; sau đó người thực hành học
thực hành lâm sàng dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của người hướng dẫn thực hành.
Trong khi học thực hành lâm sàng, người hướng dẫn thực hành sử dụng bảng kiểm để
đánh giá người học thực hành.
- Sau khi học mỗi bài thực hành: Người hướng dẫn thực
hành yêu cầu người thực hành thực hành với sự quan sát của người hướng dẫn thực
hành và người thực hành khác, sau đó thảo luận, đưa ý kiến phản hồi giúp người
thực hành tiếp tục học tập để hoàn thiện kỹ năng.
8. Thành lập Tổ Kiểm tra giám
sát thực hiện Thông tư 21/2020/TT-BYT
8.1. Thành lập Tổ Kiểm tra giám sát thực hiện Thông
tư 21/2020/TT-BYT gồm các thành viên có tên như sau:
a) Tổ trưởng: Đại diện Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ,
Sở Y tế.
b) Tổ phó:
- Đại diện Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế;
- Đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý dịch vụ y tế, Sở
Y tế;
c) Thành viên:
- Đại diện Phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế;
- Đại diện Phòng Quản lý dịch vụ y tế, Sở Y tế;
- Đại diện Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Y tế;
- Đại diện Thanh tra Sở Y tế;
- Đại diện Văn phòng Sở Y tế;
- Mời đại diện Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
đào tạo, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch;
- Mời đại diện chuyên gia có liên quan nội dung đào
tạo thực hành lâm sàng tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành của
Thành phố.
8.2. Tổ Kiểm tra giám sát có nhiệm vụ:
- Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư
số 21/2020/TT-BYT trong toàn ngành y tế của Thành phố.
- Tổng hợp, theo dõi và quản lý hoạt động hướng dẫn
thực hành.
- Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá
trình tổ chức thực hiện Thông tư số 21/2020/TT-BYT.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát (hậu kiểm) nội dung hướng
dẫn thực hành và kế hoạch hướng dẫn thực hành của cơ sở hướng dẫn thực hành sau
khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế.
- Đề xuất Ban Giám đốc Sở Y tế xử lý các vấn đề
phát sinh vượt thẩm quyền của các phòng chức năng thuộc Sở Y tế.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của người thực
hành
a) Tuân thủ nội quy, quy chế của cơ sở hướng dẫn thực
hành; quy định, quy chế chuyên môn của cơ sở hướng dẫn thực hành và tuân theo sự
hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành;
b) Bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình
thực hành, giữ bí mật thông tin của người bệnh, cơ sở khám, chữa bệnh trong quá
trình thực hành;
c) Thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Hợp đồng thực
hành khám bệnh, chữa bệnh. Nộp đầy đủ chi phí thực hành khám bệnh, chữa bệnh
theo thỏa thuận trong Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở hướng dẫn
thực hành;
d) Người thực hành không được ký đơn thuốc, ký tên
trong hồ sơ bệnh án điều trị. Không được tự ý thực hiện thủ thuật, kỹ thuật khi
chưa được người hướng dẫn thực hành cho phép. Khi thực hành nếu xảy ra sai sót
phải báo ngay cho người hướng dẫn thực hành.
e) Trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc
có lý do chính đáng khác người thực hành được từ chối thực hành và phải báo cáo
lại cho người hướng dẫn thực hành hoặc người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực
hành.
f) Chịu trách nhiệm trong trường hợp gây ra sai sót
chuyên môn do tự ý thực hiện việc tư vấn, kê đơn hay thực hiện thủ thuật, kỹ
thuật mà chưa được người hướng dẫn thực hành cho phép.
2. Trách nhiệm của người hướng
dẫn thực hành
- Tuân thủ sự phân công hướng dẫn thực hành của người
đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành;
- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc có
lý do chính đáng khác, người hướng dẫn thực hành được từ chối hướng dẫn thực
hành và phải báo cáo người đứng đầu cơ sở hướng dẫn thực hành;
- Bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình hướng
dẫn thực hành. Chịu trách nhiệm trong trường hợp người thực hành gây sai sót
chuyên môn trong quá trình thực hành, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh
do lỗi của người hướng dẫn thực hành.
- Theo dõi, đánh giá, nhận xét quá trình thực hành
của người thực hành theo từng nội dung quy định trong Mẫu Phiếu nhận xét quá
trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số
21/2020/TT-BYT.
Việc đánh giá, nhận xét phải được thực hiện ngay
sau khi người thực hành hoàn thành từng nội dung thực hành. Người hướng dẫn thực
hành hướng dẫn nội dung nào thì phải nhận xét theo nội dung đó.
3. Trách nhiệm của cơ sở hướng
dẫn thực hành
Căn cứ vào Kế hoạch này, Thủ trưởng các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trực thuộc ngành y tế Thành phố chịu trách nhiệm:
- Xây dựng nội dung hướng dẫn thực hành của cơ sở;
xây dựng Kế hoạch hướng dẫn thực hành bao gồm: số lượng người thực hành mà cơ sở
có thể tiếp nhận trong năm; số lượng và danh sách người hướng dẫn thực hành;
trang thiết bị; chi phí thực hành; hợp đồng hợp tác hướng dẫn thực hành (nếu
có) và đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đó; đồng thời
gửi về Sở Y tế và kèm theo các hồ sơ minh chứng cơ sở đủ điều kiện hướng dẫn thực
hành cho bác sĩ y khoa, bác sĩ đa khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề
khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa hoặc khám bệnh,
chữa bệnh chuyên khoa Nhi hoặc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Ngoại hoặc khám
bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Sản phụ khoa.
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn thực hành theo nội
dung hướng dẫn thực hành và Kế hoạch hướng dẫn thực hành của cơ sở, sau khi Sở
Y tế đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế.
- Phân công đơn vị chức năng theo dõi, giám sát, quản
lý hoạt động hướng dẫn thực hành của cơ sở mình; tiếp nhận người thực hành theo
Kế hoạch hướng dẫn thực hành đã công bố công khai.
- Căn cứ Phiếu đánh giá, nhận xét quá trình thực
hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp Giấy xác nhận quá trình thực
hành cho người thực hành theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục I Nghị định số
109/2016/NĐ-CP.
- Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các
khóa học của đơn vị, danh sách người thực hành. Quản lý việc cấp giấy xác nhận
quá trình thực hành theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Trường hợp viên chức hoặc người lao động được cơ
sở khám, chữa bệnh tuyển dụng vào làm công tác chuyên môn tại cơ sở mà chưa có
chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thì Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh phải ký Hợp đồng thực hành với người đã được tuyển dụng và phân công người
hướng dẫn thực hành theo quy định.
- Sau khi hoàn tất đợt thực hành, cơ sở hướng dẫn
thực hành công lập và ngoài công lập báo cáo kết quả hướng dẫn thực hành về Sở
Y tế theo quy định (đính kèm Phụ lục 5).
4. Về quy định chuyển tiếp,
hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
Trong trường hợp cơ sở hướng dẫn thực hành đã tiếp
nhận và ký Hợp đồng thực hành khám bệnh, chữa bệnh với người thực hành trước thời
điểm Thông tư có hiệu lực (ngày 15 tháng 01 năm 2021) được tiếp tục
thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT; Công văn số
9809/SYT-TCCB ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Sở Y tế hướng dẫn thực hiện một số
quy định về đào tạo thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề; đồng thời đề nghị cơ
sở rà soát, thực hiện theo yêu cầu của Thông tư số 21/2020/TT-BYT; công bố (theo
hướng dẫn trên) và tổ chức hoạt động hướng dẫn thực hành theo đúng nội dung
và kế hoạch hướng dẫn thực hành của cơ sở.
Kế hoạch này thay thế cho Hướng dẫn số 974/HD-SYT
ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Sở Y tế về triển khai thực hiện việc tiếp nhận và
tổ chức thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định
của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Công văn 9809/SYT-TCCB ngày 28 tháng 11 năm 2017
của Sở Y tế hướng dẫn thực hiện một số quy định về đào tạo thực hành để cấp chứng
chỉ hành nghề. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Kế hoạch này được thay thế
hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ
sung đó.
Giao Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này; các Phòng chức
năng thuộc Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác hướng dẫn thực
hành thuộc lĩnh vực phụ trách.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu gặp khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản hồi về Sở Y tế để
xem xét giải quyết./.
Nơi nhận:
- GĐ, các PGĐ Sở Y tế;
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế;
- Phòng Y tế quận, huyện;
- Bệnh viện ngoài công lập;
- Các Phòng chức năng thuộc Sở Y tế;
- Cổng thông tư điện tử của Sở Y tế;
- Lưu: VT, TCCB/10b (MT). TTHH
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tăng Chí Thượng
|
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH CHI TIẾT ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ VỚI PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐA KHOA(1)
Cơ sở hướng dẫn thực hành: ………………………(2)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1113/KH-SYT ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Sở Y
tế)
1. Giới thiệu chung về khóa học
Giới thiệu sơ lược ngắn gọn về khóa học; giới thiệu
thường sẽ có 4 đoạn gồm: (1) Sự cần thiết; (2) Cơ sở pháp lý (về
chuyên môn và về quản lý đào tạo); (3) Đối tượng dự lớp; (4) Thời
lượng (gồm bao nhiêu bài học, tiết học).
2. Mục tiêu khóa học
Đây chủ yếu là khóa ngắn hạn nên chỉ có 2 cấp mục
tiêu là Mục tiêu khóa học và Mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của khóa học thường là 1
đoạn văn nêu rõ năng lực cần đạt của người thực hành đạt được sau khóa học (Đầu
ra khóa học).
Mục tiêu cụ thể của khóa học cần xây dựng đủ 3 lĩnh
vực mục tiêu: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ (KAS).
3. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với người thực
hành
Nêu rõ các yêu cầu cụ thể đầu vào để người thực
hành có thể tham gia học được như về trình độ chuyên môn
4. Nội dung thực hành khám bệnh, chữa bệnh
STT
|
Nội dung thực
hành
|
Mục tiêu bài học
|
Số tiết học
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Lab
|
BV
|
1
|
Bài 1.
|
1....
2….
3….
|
|
|
|
|
2
|
Bài 2.
|
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
|
|
Ôn tập, kiểm tra, đánh giá
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiết học
|
|
|
|
|
5. Chỉ tiêu thực hành
TT KN
|
Nội dung thực
hành
|
Số tiết thực
hành
|
Kỹ năng, thủ thuật
|
Chỉ tiêu thực
hành
Số lần tối thiểu
/1hv
|
Labo tại lớp học
|
BV (bệnh nhân)
|
Kiến tập
|
Phụ làm với người
hướng dẫn thực hành
|
Tự làm dưới sự
giám sát của người hướng dẫn thực hành
|
1
|
Bài 4. Xử trí cấp cứu Tai Mũi Họng
|
6
|
Chảy máu mũi
|
|
3
|
2
|
2
|
2
|
Dị vật
|
|
2
|
2
|
3
|
3
|
Chấn thương
|
|
5
|
2
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Kế hoạch tổ chức thực hành khám bệnh, chữa bệnh
STT
|
Nội dung thực
hành
|
Tên khoa, đơn vị
đạt yêu cầu TH
|
Số lượng NHDTH
đạt yêu cầu ở khoa
|
Số lượng người thực
hành tối đa theo NHDTH
|
Số giường/ghế
răng tại khoa đạt yêu cầu thực hành
|
Số lượng NTH có
thể tiếp nhận
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
7. Tiêu chuẩn người hướng dẫn thực hành và trợ
giảng (nếu có)
Ghi rõ tiêu chuẩn của người hướng dẫn thực hành và
trợ giảng về trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực chuyên môn
gì, kinh nghiệm nghề nghiệp; yêu cầu về nghiệp vụ dạy-học lâm sàng (chứng chỉ
sư phạm y học cơ bản, chứng chỉ bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng theo
chương trình của Bộ Y tế) và các yêu cầu khác nếu có...
8. Hướng dẫn tổ chức thực hành
Hướng dẫn cách tổ chức thực hành như: Đơn vị chủ
trì, kinh phí, tuyển sinh, địa điểm, điều kiện mở lớp, số lượng người thực
hành; hình thức học; các chuyên khoa, nội dung thực hành chưa có đủ cần phải ký
hợp đồng thực hành với các cơ sở hướng dẫn thực hành khác. Tổ chức khai giảng,
bể giảng, đánh giá trước, sau khóa học... Phân công cá nhân, khoa phòng chịu
trách nhiệm phụ trách theo dõi, giám sát, quản lý hoạt động hướng dẫn thực hành
của cơ sở.
Ghi chú:
(1) Theo từng chuyên khoa.
(2) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người lập bảng
(Ký tên, ghi rõ họ tên và số điện thoại)
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày … tháng … năm 20...
Thủ trưởng cơ sở hướng dẫn thực hành
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức danh)
|
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐẠT YÊU CẦU TẠI
KHOA, ĐƠN VỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Cơ sở hướng dẫn thực hành: ……………………
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1113/KH-SYT ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Sở Y
tế)
STT
|
Họ và tên
|
Học hàm học vị,
Chuyên khoa, nội trú...
|
Ngành, chuyên
ngành đã được đào tạo
|
Chứng chỉ hành
nghề
|
Phạm vi hành
nghề
|
Số năm kinh
nghiệm KCB
|
Chứng chỉ sư phạm
hoặc chứng chỉ BDPPDHLS
|
Nội dung thực
hành
|
Tên khoa, đơn vị
đạt yêu cầu thực hành
|
Số giường, ghế
răng đạt yêu cầu thực hành
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
1: Số thứ tự.
2: Họ và tên: dựa vào “Kế hoạch tổ chức thực
hành khám bệnh, chữa bệnh” để xác định họ và tên người hướng dẫn thực hành
đạt yêu cầu minh chứng cho cột số 4 tại Phụ lục 1.
3: Học hàm, học vị, chuyên khoa, nội trú: Thông tin
về bằng cấp chuyên môn, học hàm, học vị... của người hướng dẫn thực hành: GS,
PGS, TS, CKI, CKII, BS Nội trú, Bác sĩ.
4: Ngành, chuyên ngành người hướng dẫn thực hành đã
được đào tạo để minh chứng về chuyên môn của người hướng dẫn thực hành.
5: Chứng chỉ hành nghề: số chứng chỉ hành nghề của
người hướng dẫn thực hành đã được cấp.
6: Phạm vi hành nghề: Phạm vi người hướng dẫn thực
hành hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
7: Số năm kinh nghiệm khám bệnh chữa bệnh: Số năm
người hướng dẫn thực hành có kinh nghiệm khám bệnh, chữa bệnh ở phạm vi hành
nghề đã được cấp CCHN, theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định
109/2016/NĐ-CP: có chứng chỉ hành nghề; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp
với văn bằng của người thực hành; có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn
người thực hành và có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 3
năm trở lên; hoàn thành khóa đào tạo “Sư phạm y học cơ bản“ hoặc “Chứng chỉ bồi
dưỡng phương pháp dạy học lâm sàng quy định tại Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17
tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
8: Chứng chỉ sư phạm y học hoặc chứng chỉ bồi dưỡng
phương pháp dạy học lâm sàng
9: Nội dung đào tạo thực hành: giống cột 2, Mục 6
Phụ lục 1.
10: Tên khoa, đơn vị đạt yêu cầu thực hành: giống cột
3, Mục 6 Phụ lục 1.
11: Số giường/ghế răng đạt yêu cầu thực hành: giống
cột 6, Mục 6 Phụ lục 1.
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC TRANG THIẾT BỊ TẠI KHOA/ĐƠN VỊ ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
(Mỗi bảng tại Phụ lục này được trình bày theo từng khoa, đơn vị nơi tổ chức hướng
dẫn thực hành)
Cơ sở hướng dẫn thực hành: ……………………
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1113/KH-SYT ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Sở Y
tế)
Stt
|
Tên trang thiết
bị
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1: Số thứ tự.
2: Tên trang thiết bị: Ghi rõ tên trang thiết bị để
minh chứng phù hợp để hướng dẫn thực hành.
3: Số lượng: số lượng mà khoa/ đơn vị dành cho hướng
dẫn thực hành.
4. Ghi chú: các ghi chú khác để minh chứng cho khả
năng thực hiện “Kế hoạch tổ chức thực hành khám bệnh, chữa bệnh”.
Người lập bảng
(Ký tên, ghi rõ họ tên và số điện thoại)
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày … tháng … năm 20...
Thủ trưởng cơ sở hướng dẫn thực hành
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức danh)
|
PHỤ LỤC 4
(Ban hành kèm
theo Kế hoạch số 1113/KH-SYT ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Sở Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/……..
|
Địa danh,
ngày tháng năm
|
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
NĂM 202…..
TT
|
Tên khóa học
|
Số lượng khóa học/
năm
|
Số lượng người
thực hành/khóa
|
Thời gian tổ chức
đào tạo
|
Kinh phí 01
NTH/ tháng
|
Kinh phí 01 NTH
/ khóa
|
Khoa, phòng chịu
trách nhiệm đầu mối
|
Người chịu
trách nhiệm khóa học
|
Ghi chú
|
1
|
Hướng dẫn tổ chức thực hành để cấp CCHN khám bệnh,
chữa bệnh đa khoa
|
2
|
30
|
tháng 3; tháng 6
|
1.000.000 đồng
|
18.000.000 đồng
|
Phòng Kế hoạch Tổng
hợp
|
Nguyễn Văn A
|
|
2
|
………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- Sở Y tế TP.HCM;
- GĐ, các PGĐ;
- Trang thông tin điện tử của cơ sở;
- Lưu: VT, KHTH
|
Thủ trưởng cơ sở
hướng dẫn thực hành
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức danh)
|
PHỤ LỤC 5
(Ban hành kèm
theo Kế hoạch số 1113/KH-SYT ngày 02 tháng 3 năm 2021 của Sở Y tế)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/……..
|
Địa danh,
ngày tháng năm
|
BÁO CÁO DANH SÁCH NGƯỜI THỰC HÀNH ĐƯỢC CƠ SỞ KHÁM BỆNH,
CHỮA BỆNH TIẾP NHẬN HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
Thời điểm báo
cáo: ………………………………..
STT
|
Tên người thực
hành
|
Ngày, tháng năm
sinh
|
Văn bằng chuyên
môn
|
Đơn vị đang
công tác hoặc địa chỉ thường trú của người thực hành
|
Thời điểm bắt đầu
tiếp nhận
|
Thời điểm kết
thúc
|
01
|
|
|
|
|
|
|
02
|
|
|
|
|
|
|
03
|
|
|
|
|
|
|
04
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
|
Thủ trưởng cơ sở
hướng dẫn thực hành
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên và chức danh)
|
[1] Người hướng dẫn thực hành đáp ứng các điều
kiện quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: có chứng chỉ hành
nghề; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với văn bằng của người thực hành;
có trình độ đào tạo tương đương hoặc cao hơn người thực hành và có thời gian
hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên tục từ 3 năm trở lên; hoàn thành khóa đào tạo
“Sư phạm y học cơ bản” hoặc “Chứng chỉ bồi dưỡng phương pháp dạy học lâm sàng
quy định tại Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Y tế”.
[2] Đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều
16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Một người hướng dẫn thực hành chỉ được hướng dẫn tối
đa 5 người thực hành trong cùng một thời điểm