Kế hoạch 1111/KH-GDĐT-PC về tổ chức “Phiên tòa giả định” phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố năm 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 1111/KH-GDĐT-PC |
Ngày ban hành | 20/04/2016 |
Ngày có hiệu lực | 20/04/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Bùi Thị Diễm Thu |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1111/KH-GDĐT-PC |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
VỀ TỔ CHỨC “PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH” PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH THPT NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NĂM 2016
Căn cứ Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai Đề án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2016;
Thực hiện Kế hoạch số 1006/KH-GDĐT-PC ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện Đề án 1928 “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016;
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Phiên tòa giả định” nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh THPT của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố năm 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm tạo điều kiện cho học sinh của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố củng cố kiến thức pháp luật, tiếp cận thực tiễn pháp luật thông qua việc tham dự “Phiên tòa giả định”.
- Nâng cao ý thức pháp luật của học sinh; hình thành chuẩn mực ứng xử văn minh phù hợp với các quy tắc của pháp luật.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đúng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường.
- Việc lựa chọn nội dung, hình thức thực hiện “Phiên tòa giả định” phải phù hợp với đối tượng học sinh THPT theo hướng kết hợp thực tiễn, sống động.
- Kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống.
- Phổ biến giáo dục pháp luật bằng hình thức “Phiên tòa giả định” gắn kết với các cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành, của Thành phố.
II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1. Chủ đề
Chương trình “Phiên toàn giả định” phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào các quy định pháp luật có liên quan đến các nội dung vi phạm của học sinh THPT hiện nay như: Nội quy trường học, an toàn trường học, trật tự an toàn xã hội, phòng chống ma túy và các quy định về tội phạm hình sự….
2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Phần 1: Diễn kịch ngắn về cảnh vi phạm
Diễn một đoạn kịch ngắn về câu chuyện của đối tượng tại thời điểm vi phạm, được dàn dựng dựa trên tình huống có thật trong tình tiết vụ án, nhằm đưa ra những đề tài tranh luận trong việc chấp hành pháp luật, đồng thời mời học sinh cùng tham gia ứng xử tình huống trên sân khấu.
Phần 2: Thực hiện phiên tòa giả định
Hình thức phiên tòa giả định gồm có thẩm phán, hội thẩm nhân dân, viện kiểm sát, thư ký, công an, luật sư, người phạm tội và người có liên quan… tuyên truyền trực quan sinh động, thu hút học sinh chăm chú theo dõi và nâng cao kiến thức về pháp luật.
Phần 3: Trả lời vấn đáp
Thực hiện vấn đáp các câu hỏi trực tiếp cho học sinh tham dự có nội dung liên quan đến phiên tòa giả định vừa xem. Ban tổ chức sẽ trao những phần quà cho những học sinh trả lời gần đúng nhất với lời giải đáp của luật sư.
2. Đối tượng tham gia
Chương trình “Phiên tòa giả định” được tổ chức tại 2 cụm
Cụm 1 (Các trường THPT trên địa bàn Quận 1, Quận 3): Mỗi trường cử 50 học sinh tham dự chương trình.
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Trưng Vương, THPT Ten Lơ Man, THPT Bùi Thị Xuân, THPT Lương Thế Vinh, THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Nguyễn Thị Diệu, THPT Marie Curie.