ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/KH-UBND
|
Hưng
Yên, ngày 21 tháng 01
năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2021
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Kế hoạch
số 109/KH-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh về phát triển
làng nghề tỉnh giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát
triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2021, như sau:
I. THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ, NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực trạng hoạt
động của làng nghề
a) Về kết quả sản
xuất kinh doanh tại các làng nghề
Năm 2020, toàn tỉnh có 58 làng nghề,
trong đó có 39 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận. Các làng nghề hoạt động
theo từng nhóm nghề khác nhau, trong đó: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (18 làng); sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ (04 làng); xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn (06 làng); sản
xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (23
làng); sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (06 làng); các dịch vụ phục vụ sản
xuất, đời sống dân cư nông thôn (01 làng). Tổng số hộ hoạt
động sản xuất kinh doanh tại các làng nghề là 17.465 hộ; 315 doanh nghiệp; 15 hợp
tác xã, tổ hợp tác, giải quyết việc làm cho trên 46.000 lao động; doanh thu của
các cơ sở trong làng nghề đạt trên 7.900 tỷ đồng. Trong 58 làng nghề có 35 làng
nghề hoạt động hiệu quả, điển hình: Làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân
Quan huyện Văn Giang đạt doanh thu 1.300 tỷ đồng; làng nghề Chế biến lương thực,
thực phẩm và kinh doanh tổng hợp thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ đạt doanh thu hơn 2.410 tỷ đồng; làng nghề mộc mỹ nghệ Hòa Phong xã Hòa
Phong thị xã Mỹ Hào đạt doanh thu 365 tỷ đồng; làng nghề truyền thống Đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm đạt doanh
thu hơn 250 tỷ đồng...; thu nhập bình quân của người lao động chính từ 100-130 triệu đồng/người/năm; một
số làng nghề hoạt động theo thời vụ, không ổn định tuy có doanh thu không cao
nhưng đã tạo việc làm cho người lao động lúc nông nhàn và mang lại thu nhập từ
2-3 triệu đồng/người/tháng như làng nghề truyền thống đan đó, dọ thôn Tất Viên, Nội Lăng xã Thủ Sỹ huyện Tiên Lữ; làng nghề gốm sứ
thôn 4 xã Xuân Quan huyện Văn Giang; làng nghề chế biến, sấy
mứt táo Thiết Trụ xã Bình Minh huyện Khoái Châu.
b) Về quảng bá sản
phẩm, xúc tiến thương mại
Việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm
làng nghề đã được các địa phương, làng nghề triển khai thực
hiện. Đến nay, có 9 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu
tập thể (làng nghề Chạm bạc Huệ Lai xã Phù Ủng huyện Ân
Thi; làng nghề truyền thống hương Cao thôn xã Bảo Khê thành phố Hưng Yên; làng
nghề truyền thống Tương Bần phố Bần Yên Nhãn thị xã Mỹ Hào; làng nghề hoa, cây
cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan; làng nghề quất cảnh Thắng Lợi xã Thắng Lợi huyện Văn Giang; làng nghề truyền thống sản xuất rượu Trương Xá xã Toàn Thắng huyện Kim Động;
làng nghề chế biến hoa quả thôn Phương Trung xã Phương Chiểu thành phố Hưng Yên; làng nghề sản xuất rượu thôn Ngọc xã Lạc Đạo; làng nghề truyền
thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm) và nhiều làng nghề khác
đang xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu.
Công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được một số địa phương, làng nghề
quan tâm thực hiện; tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm và mở
rộng thị trường tiêu thụ như: sản phẩm đúc đồng của làng
nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, sản phẩm tương bần của làng nghề truyền thống tương bần Phố Bần
Yên Nhân thị xã Mỹ Hào, làng nghề truyền thống hương Cao
Thôn xã Bảo Khê thành phố Hưng Yên.
c) Về bảo vệ môi
trường làng nghề nông thôn
Xác định bảo vệ môi trường làng nghề
là một nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững
của làng nghề và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư trong làng nghề và vùng
phụ cận; các cấp, các ngành, các địa phương đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao
và có các giải pháp phù hợp để vừa bảo vệ môi trường và vừa phát triển sản xuất
trong các làng nghề. Thời gian gần đây, ý thức của người dân trong việc thu
gom, xử lý các chất thải tại các làng nghề từng bước được nâng cao góp phần giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nông thôn.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường
làng nghề có nguy cơ ngày càng phức tạp, khó kiểm soát như ô nhiễm do nước thải,
ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm; ô nhiễm tại
các làng nghề tái chế nhựa, tái chế phế liệu; ô nhiễm môi trường về bụi, mùi,
tiếng ồn... Có tình trạng hộ gia đình, cơ sở làm nghề vì lợi
ích kinh tế, dù biết rõ mức độ nguy hiểm nhưng chấp nhận sống chung với ô nhiễm.
2. Tình hình công
nhận nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống
Thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn; căn cứ các tiêu chí, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát, kiểm tra các
làng nghề, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống; đến nay, UBND tỉnh đã quyết định công nhận 39 làng nghề
(trong đó có 8 làng nghề truyền thống). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tiếp tục đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp và lập hồ sơ đề nghị công nhận cho các làng nghề đủ điều kiện theo quy định.
3. Đánh giá chung
a) Những thuận lợi
Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND tỉnh
quan tâm ban hành cơ chế chính sách, định hướng phát triển
ngành nghề, làng nghề nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thúc đẩy làng nghề, ngành nghề phát triển; kết cấu hạ tầng của các
làng nghề được tăng cường do có sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước cùng với sự đóng
góp của người dân thực hiện với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng
làm"; khuyến khích hỗ trợ cho các làng nghề áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tham gia xúc tiến thương
mại, quảng bá, xây dựng thương hiệu... mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu
thụ sản phẩm; môi trường làng nghề đã được các địa phương, làng nghề quan tâm đầu
tư nhằm khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh của làng nghề thân thiện với môi trường.
Các làng nghề, ngành nghề nông thôn
phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho
người lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong thực hiện phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương.
b) Khó khăn, tồn tại
Công tác tuyên truyền, phổ biến phát
triển ngành nghề, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường
xuyên.
Việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng
của các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp trong các làng nghề còn gặp khó khăn do cơ
chế về thủ tục, tài sản thế chấp...dẫn đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề thiếu vốn để mở rộng
sản xuất, kinh doanh.
Môi trường tại một số làng nghề có mức
ô nhiễm cao, đặc biệt các làng nghề tái chế phế liệu; việc
xử lý ô nhiễm tại các làng nghề đã được chỉ đạo triển khai nhưng kết quả đạt được
chưa cao, nhiều địa phương chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để.
Nhiều làng nghề chưa xây dựng được
thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; một số làng nghề đã có thương hiệu nhưng chưa
quan tâm nhiều đến công tác quảng bá, xúc tiến thương mại... dẫn đến việc tiêu
thụ sản phẩm còn chậm, chưa mở rộng thị trường tiêu thụ;
công tác khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong
các làng nghề còn chậm.
Việc lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp
hạng sản phẩm OCOP còn yếu do các chủ thể sản xuất tại các
làng nghề chưa chủ động, tích cực tham gia.
II. NỘI DUNG PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ NĂM 2021
1. Mục tiêu,
yêu cầu
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về
các chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình
thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan
trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn.
- Phát triển mạnh các làng nghề sản
xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng (hoa, cây cảnh, đồ
dùng nội thất, mỹ nghệ); khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề ra vùng lân cận và đẩy
mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ phát triển
làng nghề có điều kiện gắn với du lịch.
- Hỗ trợ các làng nghề đủ điều kiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ thực hiện công tác xúc tiến thương mại,
quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
- Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản
xuất tại các làng nghề tích cực tham Chương trình OCOP.
2. Nhiệm vụ và
giải pháp
a) Tổ chức tuyên truyền, tập huấn
nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền
thống
- Thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng như: Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, trang
thông tin điện tử của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bản tin sản xuất
và thị trường, Đài truyền thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã,... tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến Nghị định số
52/2018/NĐ-CP của Chính phủ; giới thiệu, phổ biến các cơ sở,
tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp làng nghề điển hình hoạt động có hiệu quả
và phát triển mạnh; tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, gìn giữ các nghề,
làng nghề, làng nghề truyền thống của địa phương mình.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn cho lao động, chủ cơ sở
làm nghề tại các làng nghề; xây dựng các biển hiệu giới thiệu làng nghề.
- Tổ chức các
đoàn đi tham quan, học tập các mô hình làng nghề, làng nghề truyền thống có triển
vọng ở nơi khác nhằm học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm
để xây dựng, phát triển làng nghề mới ở địa phương.
b) Rà soát các
làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh
- Đối với những làng nghề đang trong
quá trình suy vong và có khả năng mất đi cần xác định bảo tồn là chính (như làng nghề đan đó, rọ Thủ Sỹ, mây tre đan Duyên Linh, thêu ren Bình Kiều, thêu tranh Hoàng Xá,...), coi đó là tài sản văn hóa; tiến hành điều tra, xác định và xây dựng kế hoạch duy trì một vài hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình
diễn” nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa; tăng cường công tác thu thập,
bảo tồn và lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của
làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng và nhà trưng bày, bảo
tàng nghề; chuyển đổi một số ngành nghề, làng nghề khó
khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề,
tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các
làng nghề được phục hồi và phát triển.
- Phát triển mạnh các làng nghề (tạo
ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường lớn
(làng nghề mộc, hoa, cây cảnh, đúc đồng...); khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề
truyền thống ra vùng lân cận và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển
sản phẩm mới.
- Chú trọng phát triển các làng nghề
chế biến nông sản (làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, hạt sen, long
nhãn...), sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất mà không ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ và giá trị truyền thống của sản phẩm.
- Khảo sát, hướng dẫn xây dựng hồ sơ
đề nghị công nhận làng nghề; tổ chức thẩm định xét công nhận cho các làng nghề
đủ điều kiện như làng nghề quất cảnh thôn Thiết Trụ, xã Bình Minh, huyện Khoái
Châu và làng nghề quất cảnh xã Mễ Sở, huyện Văn Giang ...
theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính Phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn.
- Đối với các làng nghề gây ô nhiễm
môi trường: hỗ trợ di dời vào các khu quy hoạch, cụm công nghiệp sản xuất tập
trung theo quy hoạch; kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm đối với các làng nghề
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục, xử
lý ô nhiễm môi trường; đồng thời, trình cấp có thẩm quyền thu hồi
bằng công nhận làng nghề không đạt tiêu chí theo quy định.
c) Hỗ trợ xúc tiến
thương mại
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
và hỗ trợ cho các cơ sở làm nghề tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị giao
thương, kết nối cung cầu nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu giúp mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tư vấn, hỗ trợ
cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề xây dựng trang thông tin điện tử giới
thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ
hàng hóa,...
d) Hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng
nghề nông thôn
Thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại các làng nghề nhằm
thúc đẩy phát triển các làng nghề như các dự án hỗ trợ các lang làng nghề chế
biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và
thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; dự án phát triển
hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu; dự án sản xuất,
cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn; dự án phát
triển sinh vật cảnh; dự án làng nghề gắn với phát triển du
lịch sinh thái...
Nội dung hỗ trợ, định mức hỗ trợ theo
quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề
nông thôn.
e) Hỗ trợ chủ thể sản xuất tại các
làng nghề tham gia Chương trình OCOP
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các
chủ thể sản xuất tại các làng nghề có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản
xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ kinh
doanh) tại các làng nghề lập hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP
năm 2021.
- Hỗ trợ các chủ
thể sản xuất tại các làng nghề đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá
thương hiệu tại các hội chợ, triển lãm, các chương trình
giao thương, kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP do Trung ương và các địa phương
tổ chức.
g) Hỗ trợ xây dựng
hạ tầng tại các làng nghề
Hỗ trợ kinh phí
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vùng sản xuất tại
một số làng nghề trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề có
thị trường tiêu thụ tốt, làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới,
làng nghề tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.
h) Phát triển làng nghề gắn với du lịch
Xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn
với làng nghề trong vùng và ở tỉnh; tổ chức các tuyến du lịch làng nghề kết hợp
với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn, du lịch
nông nghiệp và các tuyến du lịch khác. Tập trung quảng bá về các làng nghề, sản
phẩm làng nghề, cơ sở, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các
tuyến du lịch.
Xây dựng Đề án
phát triển làng nghề hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Kinh phí thực
hiện
Kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển làng nghề được bố trí từ ngân
sách nhà nước, từ các nguồn đầu tư của chủ thể sản xuất tại các làng nghề và
các nguồn huy động hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu bố trí phân bổ nguồn vốn cho các địa phương để thực
hiện kế hoạch.
Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực
hiện kế hoạch phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên năm 2021; định kỳ hoặc đột xuất
kiểm tra tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn và
báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Công
Thương
Chủ trì, phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan triển khai thực
hiện hiệu quả công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, hỗ trợ làng nghề quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng
thị trường tiêu thụ.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố
có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kế hoạch vốn
hàng năm để thực hiện nhiệm vụ phát triển
làng nghề trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
Thẩm định nguồn kinh phí do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện kế hoạch theo quy định.
Kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các đơn vị liên quan quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện quyết toán theo
đúng quy định của nhà nước.
5. Các sở, ngành
liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao,
phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung kế hoạch này.
6. Hội Nông dân tỉnh: Chỉ đạo các cấp, hội cơ sở tích cực phối hợp với các sở, ngành và địa
phương tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân tham gia thực hiện Kế hoạch.
7. UBND các huyện,
thị xã, thành phố
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tăng cường rà soát tình hình hoạt động của các làng nghề,
tiếp tục đề nghị công nhận những làng nghề đủ điều kiện; hướng dẫn, hỗ trợ các
chủ thể sản xuất tại các làng nghề tiếp cận cơ chế, chính sách góp phần thúc đẩy phát triển làng nghề.
- Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các tổ, nhóm, hội những người cùng sở thích tạo nguồn
phát triển thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp
làng nghề; chỉ đạo UBND cấp xã tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề tham
gia thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Tích cực, chủ động lồng ghép hoặc bố
trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án về phát triển làng nghề trên địa
bàn; hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể sản xuất tại các
làng nghề xây dựng hồ sơ tham gia Chương trình OCOP.
8. Đài Phát thanh
và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên: Phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến cơ chế,
chính sách, nội dung phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; giới thiệu
mô hình làng nghề phát triển, hiệu quả để nhân rộng. Tăng cường phổ biến, giới
thiệu các sản phẩm, thương hiệu của các làng nghề góp phần thúc đẩy hiệu quả
công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Trong quá trình
triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các sở, ngành, UBND các huyện,
thị xã, thành phố, đơn vị liên hệ kịp
thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo../.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(thay báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (thay
báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh
(thay báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở,
ngành: Nông nghiệp và PTNT,
Tài chính, Kế hoạch
và Đầu tư, Công Thương;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Hưng
Yên;
- Chi cục PTNT;
- Lưu: VT, KT2TTuấn.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hùng Nam
|