Kế hoạch 109/KH-UBND tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 6 tháng cuối năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2015
Ngày có hiệu lực 28/07/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Phạm Đăng Quyền
Lĩnh vực Bảo hiểm,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 07 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Ủy ban nhân dân tnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là Luật BHYT), như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác thực hiện chính sách BHYT. Nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân về ý nghĩa vai trò, vị trí của chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về chính sách, chế độ BHYT, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người tham gia; tăng nhanh số người tham gia BHYT; quản lý, sử dụng tt quỹ BHYT; phấn đấu thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội; Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 và thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.

- Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật BHYT và các văn bản có liên quan đến chính sách BHYT trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Các cấp chính quyền, thtrưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể phổ biến, quán triệt Luật BHYT và các văn bản có liên quan đến tất ccán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân. Tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, phát triển nhanh, bền vững đối tượng tham gia BHYT.

- Các cấp, các ngành và từng đơn vị xây dựng chương trình hành động và kế hoạch chi tiết để thực hiện lộ trình bao phBHYT phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đơn vị trên cơ schỉ tiêu được Chủ tịch UBND tỉnh giao.

- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3447/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN đến năm 2020 đối với các huyện, thị xã, thành phố.

3. Chỉ tiêu thực hiện tỷ lệ bao phủ BHYT

Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đạt thấp nhất 75% dân số và đến năm 2020 đạt từ 85% dân số trở lên tham gia BHYT.

Đối với các huyện đã có tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt trên 75% thì năm 2015 tiếp tục giữ mức và tập trung phát triển đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình; các địa phương còn lại phải đảm bảo tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt ít nhất 75% dân số (dân số để tính tỷ lệ người dân tham gia BHYT theo công bố của Cục Thống kê tnh hàng năm).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHYT

- Các cấp ủy, chính quyền và tổ chức đoàn thể xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách BHYT; tăng cường công tác tuyên truyền, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động nhân dân tích cực tham gia BHYT.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền và lợi ích của người tham gia BHYT.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm đem lại hiệu quả thiết thực; phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh và Truyền hình tnh, các Đài truyền thanh ở địa phương, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống,...) trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT.

- Tập trung tuyên truyền phát triển BHYT trong các nhóm đối tượng: Người tham gia BHYT theo hộ gia đình; hộ cận nghèo; hộ gia đình nông - lâm - ngư - diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên.

2. Tăng nhanh đối tượng tham gia BHYT

- Trên cơ sở Quyết định số 3447/QĐ-UBND ngày 03/10/2013 của Chủ tịch UBND tnh, hàng năm các ngành, địa phương tổ chức đánh giá việc thực hiện, làm rõ hạn chế, nguyên nhân và đề ra các giải pháp phù hợp đảm bảo hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu được giao trong năm 2015 và cả giai đoạn từ 2015 đến 2020.

- UBND các huyện, thxã, thành phố chỉ đạo các đơn vị tham mưu rà soát, tổng hợp, dự báo khả năng thực hiện về số người tham gia BHYT của địa phương mình, để xây dựng, giao chỉ tiêu sát với thực tế cho cấp xã thực hiện, đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ bao phủ BHYT nhằm đảm bảo chương trình, mục tiêu xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

- Đưa chỉ tiêu về số người tham gia BHXH, BHYT vào chương trình công tác hàng năm của các cấp ủy, UBND, đơn vị, đoàn thể, xem đây là một trong những chtiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

- Các ngành chức năng quản lý đối tượng tập trung chỉ đạo việc rà soát, thống kê đầy đủ đối tượng thuộc diện tham gia BHYT của địa phương, đơn vị; lập và phê duyệt danh sách các nhóm đối tượng để thực hiện cấp thẻ BHYT kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.

3. Nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, quản lý tốt và thực hiện được việc cân đối Quỹ BHYT trên địa bàn tỉnh

- Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại địa phương, bảo đảm sự hài lòng của người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đảm bảo cung ứng đầy đủ, có chất lượng các dịch vụ y tế; nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí BHYT tại các cơ sở y tế nhằm giảm phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân.

[...]