Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025”

Số hiệu 108/KH-UBND
Ngày ban hành 12/09/2018
Ngày có hiệu lực 12/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đoàn Văn Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “MỖI XÃ, PHƯỜNG MỘT SẢN PHẨM TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025”

Thực hiện Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 1636/SNN-KHTC ngày 06/9/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2020, tm nhìn đến năm 2025”, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tập trung triển khai, tổ chức thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” (Chương trình OCOP - TN) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sng cho nhân dân (nâng cao thu nhập của cộng đồng tham gia OCOP từ 2,5-3 lần); cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.

- Xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý điều hành Chương trình OCOP - TN từ tỉnh đến cấp huyện và cấp xã; đề xuất một số cơ chế chính sách riêng thực hiện Chương trình OCOP - TN; xây dựng hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của cấp tỉnh, huyện; hình thành hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP - TN, tham mưu giúp việc chuyên trách từ tỉnh đến xã, theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả (giao Văn phòng Điều phi Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp chủ trì tham mưu) đtriển khai chương trình OCOP thường niên tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP Thái Nguyên.

- Tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cnh tranh trên thị trường; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị; phát triển mới và nâng cấp 50 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nht 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp tỉnh, 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia; có ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia OCOP - TN; trong đó, củng cố 30 tổ chức kinh tế, thành lập mới 20 tổ chức kinh tế.

- Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng cấp; lựa chọn được sản phẩm tiêu biểu, có tiềm năng phát triển thành hàng hóa của các huyện, thành phố, thị xã, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu:

+ Đối với sản phẩm cấp huyện: Mi đơn vị cấp huyện lựa chọn từ 1 đến 2 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm.

+ Đối với sản phẩm cấp tỉnh: Lựa chọn 03 sản phẩm gồm chè, dược liệu, trái cây (bưởi, nhãn, na, cam,...) tập trung ưu tiên phát triển sâu theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, dần hướng tới thị trường quốc tế.

2. Yêu cầu

UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với các Sở, Ban, ngành của tỉnh và các tổ chức có liên quan xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP-TN; quan tâm nghiên cứu, đề xuất các hoạt động phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn; xác định Chương trình trên là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đơn vị trong giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2025.

II. NỘI DUNG

1. Tổ chức Hội nghị cấp tỉnh triển khai và khởi động Đề án

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình OCOP - TN với các địa phương vào tháng 01 năm 2019, gồm các nội dung:

- Giới thiệu nội dung Chương trình quốc gia “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

- Giới thiệu nguồn gốc, xuất xứ và nội dung Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2025; xu hướng phát triển, sự thành công và các bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam.

- Giới thiệu về các nội dung đề xuất trong Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2025.

2. Xây dựng và hoàn thiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến 2025”

2.1. Tổ chức đánh giá thực trạng sản phẩm truyền thống

a) Thời gian: Tháng 01 đến tháng 03/2018.

b) Đơn vị thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

c) Nội dung:

- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, miền núi của địa phương liên quan đến Đề án.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng sản phẩm truyền thống của các tổ chức kinh tế tại các huyện, thành phố, thị xã; lựa chọn đơn vị tham gia Đề án.

- Tổ chức hội nghị giới thiệu sản phẩm truyền thống tại các huyện, thành phố, thị xã.

[...]