Kế hoạch 107/KH-UBND về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi thành phố Hà Nội đến năm 2015 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 22/07/2010
Ngày có hiệu lực 22/07/2010
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Thị Thanh Hằng
Lĩnh vực Giáo dục

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 107/KH-UBND

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2010

 

KẾ HOẠCH

PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015

Thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 17/7/2009 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015; Đề án 106/ĐA-UBND ngày 30/7/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2015;

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi Thành phố Hà Nội đến năm 2015 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi trên địa bàn Thành phố được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, đồng thời duy trì và phát triển số lượng trẻ dưới năm tuổi, năm học 2010-2011 hầu hết trẻ em năm tuổi đến lớp và được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ ngày. Đến năm 2015 huy động 90% số trẻ 3 và 4 tuổi đến lớp mẫu giáo, 35% số trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ;

b) Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mầm non năm tuổi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 7%, năm học 2010-2011 có 100% lớp mầm non năm tuổi được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1;

c) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo năm học 2010-2011 có 100% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 45% đạt trình độ đào tạo trên chuẩn và trình độ tin học cơ bản (trình độ A), phấn đấu đến năm 2015 có 80% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên và có trình độ A tin học, 85% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá;

d) Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mầm non năm tuổi. Tập trung đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia cho các xã miền núi và giữa sông. Phấn đấu đến năm 2013 có đủ phòng học kiên cố cho 100% lớp mầm non năm tuổi, xây dựng 50% trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015;

- Phấn đấu đưa số quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi từ 60% năm 2011 lên 100% năm 2014.

II. ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI

1. Điều kiện phổ cập

a) Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn;

b) Trường, lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phầm mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với vi tính để học tập;

c) Có đủ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non;

d) Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành, được chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non mới, trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

2. Tiêu chuẩn phổ cập

a) Đối với xã, phường, thị trấn

- Bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu, thiết bị, đồ chơi trong các trường, lớp mầm non năm tuổi;

- Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 85% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày trong một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1;

- Tỷ lệ chuyên cần của trẻ: đạt từ 90% trở lên;

- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%.

b) Đối với quận, huyện, thị xã

Bảo đảm 90% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

c) Đối với Thành phố

[...]