ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 107/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 03
tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
VẬN
ĐỘNG, HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN CÀ MAU GẶP KHÓ KHĂN DO TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19
VÀ HỖ TRỢ KẾT NỐI CUNG ỨNG HÀNG NÔNG SẢN THIẾT YẾU ĐẾN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ CÓ
NHU CẦU
Trước tác động của dịch bệnh
COVID-19, người dân tỉnh Cà Mau đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập ngoài
tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về lương thực, thực phẩm thiết yếu
và tiền chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu, do mất việc làm, do thực
hiện quy định giãn cách, phong tỏa dài ngày tại địa phương đang sinh sống, làm
việc; trong tỉnh, một số nhóm đối tượng cũng gặp khó khăn gay gắt do tác động của
dịch bệnh. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các tổ chức đoàn thể tỉnh đã và đang triển khai một số hoạt động hỗ
trợ người dân Cà Mau gặp khó khăn; thông qua Ban liên lạc Hội đồng hương Cà Mau
- Bạc Liêu đã tổ chức hỗ trợ gần 700 trường hợp đặc biệt khó khăn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai và một số tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn rất phức
tạp, khó lường.
Thực hiện Công điện số 1063/CĐ-TTg
ngày 31/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục áp dụng
biện pháp giãn cách xã hội thêm 14 ngày, người dân Cà Mau tại Thành phố Hồ Chí
Minh và một số tỉnh, thành phố tiếp tục gặp khó khăn nhiều hơn, nên có nhu cầu
và áp lực giải quyết nhu cầu người dân về quê sẽ rất lớn. Trong khi đó, điều kiện
tiếp nhận, cách ly tập trung, khả năng điều trị bệnh của hệ thống y tế tỉnh còn
nhiều khó khăn, hạn chế, đang phải chuẩn bị cho các tình huống phát sinh dịch bệnh
trong tỉnh, nên không đảm bảo được việc tiếp nhận, điều trị với số lượng lớn
người từ ngoài tỉnh về.
Việc thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch làm cho hàng hóa nông sản tiêu dùng thiết yếu hàng ngày tại Thành phố
Hồ Chí Minh và một số tỉnh khan hiếm; trong khi đó nhiều sản phẩm nông sản của
nông dân tỉnh Cà Mau gặp khó khăn trong tiêu thụ, dẫn đến giá sản phẩm giảm mạnh,
gây thiệt hại cho người nông dân.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, thực
hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch
vận động, hỗ trợ người dân Cà Mau gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh
COVID-19 và tổ chức kết nối cung ứng hàng nông sản thiết yếu
đến các tỉnh, thành phố có nhu cầu; nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Vận động đóng góp hỗ trợ tiền, sản
phẩm nông sản thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ người
dân Cà Mau sinh sống, lao động, làm việc, học tập tại
Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành phố và trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang
gặp khó khăn gay gắt do tác động của dịch bệnh COVID-19.
- Liên kết, hỗ trợ các tỉnh, thành phố
đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg nâng cao năng lực cung ứng hàng
hóa nông sản thiết yếu cho người tiêu dùng; đồng thời hỗ trợ nông dân Cà Mau
tiêu thụ nông sản trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
COVID-19.
2. Yêu cầu:
- Huy động sự tham gia của cả hệ thống
chính trị, phát huy vai trò gương mẫu của lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các
ngành; kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các mạnh thường quân, cán bộ, công chức,
viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và sự hưởng ứng tích cực của người
dân Cà Mau.
- Việc tổ chức vận động, triển khai hỗ
trợ phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch,
không để xảy ra tiêu cực trong quá trình thực hiện; hàng hóa được vận động, thu
gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, cấp phát đến người tiêu dùng phải
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Việc hỗ trợ kết nối các tập đoàn, hệ
thống phân phối lớn tại các tỉnh, thành phố đang thiếu hàng nông sản với các
doanh nghiệp, Hợp tác xã, các đơn vị cung ứng hàng nông sản Cà Mau vừa để kịp
thời giải quyết khó khăn do dịch bệnh, vừa là cơ hội để mở rộng thị trường nội
địa cho hàng hóa nông sản của tỉnh Cà Mau.
II. NỘI DUNG
1. Huy động đóng
góp, tổ chức phân phối, cấp phát:
Vận động doanh nghiệp, mạnh thường
quân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia đóng góp tiền,
sản phẩm nông sản thiết yếu; trong đó chú ý vận động các doanh nghiệp sản xuất,
chế biến nông, thủy sản đóng góp sản phẩm sẵn có. Vận động công chức, viên chức,
người lao động tích cực hưởng ứng, tự nguyện tham gia đóng góp theo khả năng,
điều kiện của mỗi người, với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”; “Lá rách ít đùm
lá rách nhiều”; tạo điều kiện cho mọi người có thể đóng góp nhanh chóng, thuận
lợi (đóng góp trực tiếp, qua tin nhắn, chuyển khoản,...); vận động mọi người
dân tích cực đóng góp các sản phẩm nông sản, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống,
sinh hoạt hàng ngày thông qua các Hội, đoàn thể, để các Hội, đoàn thể có hình
thức hỗ trợ phù hợp cho người dân trong và ngoài tỉnh đang gặp khó khăn (ưu
tiên vận động đóng góp các sản phẩm dễ bảo quản, có thể vận chuyển, cấp phát
ngay đến người sử dụng: tôm, cá đã sơ chế, chế biến hoặc đã làm sạch; chả cá
đông lạnh, cá khô, củ quả, gạo,...).
- Tổ chức quản lý chặt chẽ, điều phối
nhịp nhàng, cấp phát tiền, hàng nông sản huy động kịp thời, hiệu quả. Phối hợp
với tổ chức ngân hàng để thực hiện các dịch vụ nhận, gửi, chuyển, cấp phát tiền
cho dân kịp thời; khi cần thiết, tạm ứng kinh phí (từ các nguồn phù hợp) để mua
các mặt hàng nông sản, hàng hóa thiết yếu hỗ trợ ngay cho người dân thuộc đối
tượng khó khăn; sau đó sử dụng tiền đã vận động được và nguồn phù hợp khác để
hoàn trả tạm ứng. Tổ chức phân loại, đóng gói, bảo quản phù hợp cho từng loại
nông sản do doanh nghiệp, người dân đóng góp, đảm bảo chất lượng khi đến tay người
tiêu dùng. Đôi với sản phẩm cần sơ chế, vận động doanh nghiệp, cơ sở chế biến hỗ
trợ sơ chế, cấp đông, đóng gói, bảo quản, nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ
sinh thực phẩm trước khi chuyển đến người sử dụng. Phối hợp với Ban liên lạc Hội
đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và chính quyền, đoàn thể các địa phương (nơi có đông người dân Cà
Mau đang gặp khó khăn) để thực hiện việc phân phối, cấp
phát chính xác, kịp thời.
- Đối tượng hỗ trợ: Người dân Cà Mau
đang gặp khó khăn, không có thu nhập, không đảm bảo lương thực, thực phẩm thiết
yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh COVID-19,
bao gồm:
(i) Người dân đang sinh sống, lao động,
làm việc, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam
đang có dịch bệnh phức tạp bị mất việc làm, không đủ tiền trang trải chi phí ăn
uống, chi phí thuê nhà ở,.... (do Ban liên lạc Hội đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu
tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ tổng hợp, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội và chính quyền địa phương phối hợp rà soát).
(ii) Hộ nghèo, hộ cận nghèo và người
dân gặp khó khăn, không có thu nhập, không đảm bảo lương thực, thực phẩm thiết
yếu trong thời thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đang
sinh sống trên địa bàn tỉnh Cà Mau (bao gồm cả người dân được hỗ trợ theo Nghị
quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ nhưng vẫn còn khó khăn như đã nêu trên).
2. Kết nối cung ứng
hàng hóa nông sản của Cà Mau đến các tỉnh, thành phố:
- Rà soát, xác định chủng loại, sản
lượng hàng hóa nông sản của tỉnh có số lượng lớn, thời điểm thu hoạch từng loại
nông sản trên địa bàn tỉnh; thống kê các doanh nghiệp, Hợp tác xã đang làm đầu
mối, có khả năng làm đầu mối thu gom, vận chuyển, cung ứng hàng hóa đến Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố để giới thiệu, kết nối với các tỉnh cung
ứng hàng nông sản.
- Phối hợp, kết nối với các ngành chức
năng của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố, xác định các loại hàng
hóa nông sản đang khan hiếm; xác định các doanh nghiệp, hệ thống phân phối, bán
lẻ tại các tỉnh, thành phố để giới thiệu, kết nối với các doanh nghiệp, Hợp tác
xã của Cà Mau cung ứng, tiêu thụ hàng nông sản.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp, Hợp tác xã thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển,
tiêu thụ hàng hóa nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố. Hỗ
trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sử dụng các nền tảng thương mại
điện tử (như voso, madeincamau, postmart,....) để tạo gian hàng và phân phối
các loại hàng hóa phù hợp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
kêu gọi, vận động, tiếp nhận và tổ chức phân phối, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng
người dân đang gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí
Minh, một số tỉnh, thành phố và trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian thực
hiện giãn cách xã hội phòng, chông dịch bệnh; trong đó lưu ý:
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin
và Truyền thông, các cơ quan báo, đài tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng để vận động
doanh nghiệp, mạnh thường quân, công chức, viên chức, người lao động và nhân
dân.
- Phối hợp với Thủ trưởng sở, ngành tỉnh
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau (Thủ trưởng các ngành,
địa phương trực tiếp tham gia) vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân đang
hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Lãnh đạo các ngành, địa phương trực
tiếp thông tin về tình hình, sự cần thiết, phải nhanh chóng hỗ trợ để người dân
Cà Mau đủ điều kiện ở lại tại chỗ, cùng với chính quyền các tỉnh vượt qua khó
khăn; việc hỗ trợ người dân đủ điều kiện ở lại các tỉnh góp phần hỗ trợ tỉnh Cà
Mau giảm bớt áp lực công tác phòng, chống dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ đạo Mặt trận tổ quốc các cấp phối
hợp cùng chính quyền, đoàn thể trong tỉnh tổ chức phát động công chức, viên chức,
người lao động tự nguyện, tích cực tham gia đóng góp tiền. Lập, thông báo tài
khoản vận động để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
và nhân dân đóng góp bằng tiền (lưu ý mở tài khoản tại ngân hàng, để thuận lợi
cho việc nhắn tin chuyển khoản).
- Chỉ đạo, phân công các tổ chức hội,
đoàn thể trên địa bàn tỉnh tham gia thực hiện các công việc cụ thể trong công
tác vận động, hỗ trợ (tổ chức thu gom, phân loại, vận chuyển hàng hóa nông sản
đến địa điểm tập kết, sơ chế, đóng gói, bảo quản đảm bảo an toàn chất lượng, an
toàn thực phẩm trong quá trình thực hiện).
- Phối hợp Ban liên lạc Hội đồng
hương Cà Mau - Bạc Liêu tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ thực hiện việc phân phối, hỗ trợ, cấp phát kịp thời, đúng đối tượng
được hỗ trợ.
- Phối hợp các đoàn thể chính trị -
xã hội giám sát việc rà soát, xét chọn và thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng đối tượng
tại Kế hoạch này.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với Ban liên lạc Hội đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại Thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Cần Thơ và cơ quan chức năng các tỉnh, thành liên quan nắm chặt
số liệu người dân gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh,
thành phố; qua đó phối hợp với các huyện, thành phố Cà Mau xác minh và rà soát,
bổ sung đối tượng là người Cà Mau đang ở ngoài tỉnh (thông qua gia đình, nơi cư
trú) đang gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19 để thực hiện việc hỗ
trợ. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ công tác phối hợp với Ban liên
lạc Hội đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần
Thơ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố có liên quan hỗ trợ
người dân Cà Mau đang ở ngoài tỉnh gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19; báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh chậm nhất ngày 03/8/2021.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các
đơn vị có liên quan rà soát, xác định các sản phẩm hàng hóa nông sản trên địa
bàn tỉnh cần tiêu thụ, thời điểm thu hoạch, sản lượng từng
loại cụ thể để Sở Công Thương hỗ trợ kết nối tiêu thụ.
4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và
các đơn vị có liên quan liên hệ với cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh, thành phố, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, thời gian cung ứng;
qua đó phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ doanh nghiệp,
Hợp tác xã thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản và cung ứng đến Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh, thành phố; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung
tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã,
cơ sở sản xuất ứng dụng thương mại điện tử.
5. Sở Thông tin và Truyền thông phối
hợp với các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để các doanh
nghiệp, mạnh thường quân, công chức, viên chức, người lao động và người dân
tích cực hưởng ứng, tham gia đóng góp, hỗ trợ.
6. Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh rà
soát, tích cực vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân tham gia đóng góp, hỗ
trợ.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau tích cực vận động các doanh nghiệp, mạnh thường quân hoạt động
trên địa bàn tham gia đóng góp, hỗ trợ; phối hợp với các ngành chức năng chỉ đạo
xác minh, bổ sung thông tin, số liệu người dân của địa phương đang gặp khó khăn
do tác động của dịch bệnh (kể cả người dân đang sinh sống trên địa bàn và người
dân của địa phương đang sinh sống, làm việc, lao động và học tập ngoài tỉnh);
chịu trách nhiệm rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khó
khăn gay gắt đang sinh sống trên địa bàn huyện, thành phố, qua đó phối hợp với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện việc hỗ
trợ; rà soát, nắm chặt các hàng hóa nông sản trên địa bàn cần tiêu thụ, thời điểm
thu hoạch và sản lượng cụ thể, để phối hợp với các sở, ngành chức năng thực hiện
kết nối tiêu thụ.
8. Thời gian thực hiện và chế độ báo
cáo:
- Thời gian thực hiện các công việc
nêu trên: khẩn trương triển khai trong thời gian nhanh nhất.
- Các sở, ngành, địa phương, đơn vị
có liên quan báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện các nội dung nêu trên về Ủy
ban nhân dân tỉnh trước 16 giờ hàng ngày (tổng hợp chung vào báo cáo công tác
phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của đơn vị, địa phương).
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng
các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đạt mục
đích, yêu cầu đề ra. Các khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong quá trình thực hiện, kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh
để xem xét, chỉ đạo (kèm danh mục một số nhiệm vụ cụ thể)./.
Nơi nhận:
- TT: Tỉnh ủy, HĐND,
UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- BLL HĐH CM-BL tại TPHCM, TPCT;
- Các hội, hiệp hội trên địa bàn tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Báo, Đài, CTTĐT tỉnh (tuyên truyền);
- Khối NC-TH;
- Lưu: VT, Ktr22/8.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
DANH MỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
(Kèm theo Kế hoạch số 107/KH-
UBND 03/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
TT
|
Nội
dung
|
Đơn
vị chủ trì
|
Đơn
vị phối hợp
|
Thời
gian thực hiện, hoàn thành
|
A
|
VẬN ĐỘNG,
TIẾP NHẬN VÀ TỔ CHỨC HỖ TRỢ
|
|
|
|
1
|
Lập danh sách Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, địa phương, đơn vị trực tiếp tham gia vận động doanh nghiệp, mạnh thường
hỗ trợ đồng bào đang khó khăn (Thông báo danh sách đến các đồng chí có liên
quan biết, kèm theo tài liệu, nội dung thông tin tuyên truyền, vận động).
|
Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
|
Thủ
trưởng các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
|
Hoàn
thành chậm nhất ngày 03/8/2021
|
2
|
Ban hành văn bản: (1) Hướng dẫn,
phân công Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ
cụ thể (Phân công từng tổ chức đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ: vận động tiền,
tiếp nhận phân loại, đóng gói, bảo quản các sản phẩm nông sản ); (2) Thông
báo danh sách, số điện thoại những người đại diện, hướng dẫn tiếp nhận tiền,
quà hỗ trợ; số tài khoản tiếp nhận tiền (ngoài tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
tỉnh, mở thêm tài khoản tại ngân hàng để thuận lợi trong việc tiếp nhận tiền
qua tin nhắn, chuyển khoản); (4) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch (phương án) vận
chuyển, phân bổ, cấp phát hàng hóa nông sản, hỗ trợ tiền đến người dân Cà Mau
đang gặp khó khăn ngoài tỉnh.
|
Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
|
Thủ
trưởng các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
|
Hoàn
thành chậm nhất ngày 04/8/2021
|
3
|
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành
lập Tổ công tác phối hợp hỗ trợ người dân gặp khó khăn tại các tỉnh, thành phố
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở, ngành, địa
phương, đơn vị có liên quan
|
Hoàn
thành chậm nhất ngày 03/8/2021
|
4
|
Rà soát, cập nhật số liệu người dân
gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID- 19 trong và ngoài tỉnh
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Ban
Liên lạc Hội đồng hương tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các sở,
ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
|
Cập
nhật hàng ngày
|
5
|
Rà soát, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khó khăn, không có thu nhập,
không đảm bảo lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian
giãn cách xã hội trên địa bàn huyện, thành phố
|
Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên
quan
|
Cập
nhật hàng ngày
|
6
|
Tổ chức việc cấp phát tiền, hàng
nông sản, thực phẩm thiết yếu cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Thành
phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội
|
Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
|
Ban
Liên lạc Hội đồng hương tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các sở,
ngành, địa phương, đơn vị có liên quan
|
Cập
nhật hàng ngày
|
7
|
Tổ chức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận
nghèo và các đối tượng khó khăn, không có thu nhập, không đảm bảo lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian giãn cách trên địa
bàn huyện, thành phố trong tỉnh
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
|
Cập
nhật hàng ngày
|
8
|
Thành lập tổ tiếp nhận hàng hóa,
lương thực, thực phẩm,... Tổ kho, bãi để tiếp nhận hàng hóa,..
|
Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
|
Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và sở, ngành, đơn địa phương, đơn vị có liên quan
|
Hoàn
thành chậm nhất ngày 05/8/2021
|
B
|
THỰC HIỆN KẾT NỐI CUNG
CẦU
|
|
|
|
1
|
Xác định sản phẩm hàng hóa nông sản
(diện tích, chủng loại, sản lượng, mùa vụ thu hoạch... từng loại sản phẩm cụ
thể) trên địa bàn tỉnh cần mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Sở
Công Thương, iPEC và UBND các huyện, thành phố Cà Mau
|
Ngày
04/8/2021, sau đó cập nhật hàng ngày
|
2
|
Phối hợp Tổ Công tác tiền phương của
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành chức năng
của các tỉnh, thành phố xác định nhu cầu hàng hóa để hỗ trợ
kết nối
|
Sở
Công Thương
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, iPEC, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh và
các đơn vị có liên quan
|
Hoàn
thành trước ngày 04/8/2021, sau đó cập nhật hàng ngày
|
3
|
Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp,
hợp tác xã Cà Mau tham gia thu gom, vận chuyển, cung ứng hàng hóa nông sản đến
các tỉnh, thành phố
|
Sở
Công Thương
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, iPEC, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh và
các đơn vị có liên quan
|
Hoàn
thành trước ngày 04/8/2021, sau đó cập nhật hàng ngày
|
4
|
Tổ chức Hội nghị kết nối giao thương
trực tuyến giữa Cà Mau và các tỉnh, thành (hỗ trợ cụ thể cho từng doanh nghiệp: trước, trong và sau hội nghị kết nối)
|
iPEC
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và các sở, ngành, địa phương, đơn vị có
liên quan
|
Trước
ngày 09/8/2021
|
5
|
Phối hợp với các địa phương trong cả
nước hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tiêu thụ sản phẩm hai chiều và hỗ trợ tiêu thụ
nông sản trên các sàn thương mại điện tử
|
iPEC
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và các sở, ngành, địa phương, đơn vị có
liên quan
|
Hoàn
thành xây dựng Kế hoạch trước ngày 09/8/2021 để triển khai thực hiện
|