Kế hoạch 1055/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai

Số hiệu 1055/KH-UBND
Ngày ban hành 30/07/2021
Ngày có hiệu lực 30/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Hồ Phước Thành
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1055/KH-UBND

Gia Lai, ngày 30 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 259/QĐ-TTG NGÀY 25/02/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 CỦA TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Thúc đẩy hợp tác phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Gia Lai với các tỉnh biên giới Campuchia nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương hai bên; thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới.

Tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Ratanakiri - Campuchia, góp phần nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030:

a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới:

- Phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển hạ tầng thương mại biên giới; nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng thương mại biên giới; xây dựng và củng cố các cơ chế phối hợp song phương trong quản lý hạ tầng thương mại biên giới một cách thông thoáng và thuận lợi.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới, dịch vụ logistics.

- Tham mưu xây dựng các chính sách mang tính chất đặc thù về thuế, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với hàng hóa kinh doanh tại chợ biên giới và các quy định khác của pháp luật nhằm tạo sự cạnh tranh với các cửa khẩu trong khu vực.

b) Xây mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thương mại biên giới:

- Rà soát, xây dựng danh mục hạ tầng thương mại biên giới cần ưu tiên đầu tư phát triển.

- Ưu tiên kêu gọi, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, nhằm đẩy mạnh hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và cải thiện đời sống của cư dân khu vực biên giới.

- Khai thác hiệu quả hạ tầng thương mại biên giới hiện có, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cho thương mại biên giới, đưa hạ tầng kỹ thuật trở thành tiền đề mở đường cho thương mại biên giới phát triển.

- Tăng cường thu hút đầu tư cho hạ tầng thương mại biên giới từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

- Khai thác hiệu quả hoạt động của Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và các chợ biên giới, nhất là đưa khu chợ hiện tại đi vào hoạt động có hiệu quả

c) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ biên giới: ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ biên giới đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại biên giới phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

d) Phát triển hệ thống kho hàng hóa: ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống kho hàng hóa của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

đ) Phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại: tiếp tục thu hút đầu tư và mời gọi doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển hệ thống siêu thị, siêu thị miễn thuế, trung tâm thương mại tại Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

e) Phát triển các trung tâm logistics phục vụ xuất khẩu hàng hóa:

- Đầu tư phát triển các trung tâm logistics đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa; kết nối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh.

- Ưu tiên quỹ đất dành cho đầu tư phát triển hạ tầng logistics tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.

g) Đào tạo nguồn nhân lực, thương nhân phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới:

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý hạ tầng thương mại biên giới.

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến các quy định liên quan về hạ tầng thương mại biên giới đến các thương nhân, hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... tại khu vực biên giới.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ