Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2015 triển khai chương trình '“Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2015 - 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Số hiệu 104/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2015
Ngày có hiệu lực 24/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Thanh Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 24 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “CỘNG ĐỒNG CHUNG TAY PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH” GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

A. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I. Cơ sở pháp lý:

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007; Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm; Quyết định số 2958/QĐ-BYT, ngày 16/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành chương trình '“Cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh” giai đoạn 2015 - 2020.

II. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm

1. Tình hình dịch bệnh trên thế gii

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi ngày càng gia tăng với mức độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại lớn về kinh tế cho nhiều quốc gia.

Trong năm 2014, dịch bệnh Ebola đã bùng phát mạnh tại các nước Tây Phi, Tổ chức Y tế thế giới đã phải công bố tình trạng khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh MERS-CoV tiếp tục hoành hành ở 9 quốc gia khu vực Trung Đông và đã xâm nhập vào 18 quốc gia khác; Dịch cúm gia cầm lây sang người mà điển hình là cúm A(H5N1), cúm A(H1N1) vẫn tiếp tục ghi nhận các ca bệnh ở một số quốc gia; cúm A(H7N9) phát hiện tại Trung Quốc từ tháng 3/2013 đến nay vẫn chưa khống chế được và nguy cơ lây lan ra một số quốc gia khác trong khu vực trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các chủng vi rút cúm có khả năng biến đổi tái tổ hợp tạo nên các chủng vi rút có độc lực cao gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cộng đồng.

Các bệnh như: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng ..v..v…, vẫn lưu hành tại nhiều quốc gia đặc biệt các quốc gia ở châu Á, mỗi năm ghi nhận hàng chục triệu trường hợp mắc và hàng nghìn trường hợp tử vong. Một số bệnh đã có vắc xin phòng bệnh đang có nguy cơ bùng phát trở lại do tỷ lệ tiêm chủng bị giảm sút. Dịch sởi bùng phát tại Mỹ, Canada và một số nước châu Âu do người dân không được tiêm chủng, mặc dù tại Mỹ, bệnh sởi đã được công bố thanh toán từ năm 2000. Bệnh bại liệt cũng có xu hướng gia tăng, hiện vn còn trên 10 nước ghi nhận ca bệnh, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo “Tình trạng khẩn cấp” tại một số nước ở khu vực Nam Á.

2. Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, do chủ động triển khai đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh mới nổi nguy hiểm như: Ebola, MERS-CoV, dịch hạch, cúm A(H7N9), đến nay Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhưng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao.

Các dịch bệnh lưu hành như: Sốt xuất huyết, Tay chân ming, sốt rét, Dại, Viêm não, bệnh Than và một số bệnh dịch khác vẫn ghi nhận số mắc và tử vong hàng năm. Dịch cúm A(H5N1) đã khống chế không để lây sang người nhưng vẫn thường xuyên ghi nhận sự bùng phát các ổ dịch trên đàn gia cầm. Bệnh sốt rét diễn biến phức tạp ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam, ghi nhận sự gia tăng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất, nguy cơ bùng phát dịch tại một số tỉnh trọng điểm.

3. Tình hình dịch bệnh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trong những năm gần đây, Bộ Y tế đã chỉ đạo về chuyên môn từ Cục Y tế Dự phòng và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh nên công tác Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm triển khai đồng bộ từ các tuyến.

Tuy nhiên, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn là địa phương ghi nhận số ca mắc Tay chân miệng và Sốt xuất huyết cao trong khu vực phía Nam.

4. Những khó khăn và tồn tại công tác phòng chống dịch

- Tình hình dịch bệnh trên Thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, các dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, mới nổi có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn do giao thương đi lại gia tăng. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, các điều kiện về địa lý, kinh tế - xã hội và môi trường, thuận lợi cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm phát triển. Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương phát triển về du lịch và công nghiệp...v..v..v..., nên vấn đề giao thương, về dân cư (theo mùa) không ổn định đã ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của đa phương.

- Nhận thức và thực hành về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chủ động phòng chống dịch bệnh của người dân chưa được cao.

- Tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, giết mổ, mua bán và sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người và bùng phát thành dịch lớn.

- Ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đáng báo động do quá trình đô thị hóa nhanh, tập trung dân s đông ở khu vực đô thị, giao lưu đi lại của người dân ngày càng gia tăng.

- Nhận thc của một bphn người dân về tiêm chủng, phòng bệnh chưa tốt nên còn coi nhẹ và không tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ, dẫn đến các bệnh đã có vắc xin phòng bệnh vẫn còn để xảy dịch và có nguy cơ bùng phát trở lại nếu không duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao.

- Chính quyền ở một số địa phương còn chưa quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh, sự phi hp giữa các Ban, ngành đoàn th của địa phương vẫn thiếu chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.

Phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào hành vi cụ thể của mỗi người dân và cộng đồng, sự quan tâm, vào cuộc thực sự của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể. Với quan điểm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật, hướng tới mục tiêu mỗi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, đảm bảo an ninh về sức khỏe, UBND tỉnh xây dựng chương trình “Cộng đồng chung tay phòng chống dịch bệnh” nhằm phát huy, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia quyết liệt của các cấp chính quyền, phối hp hành động đồng bộ các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng, truyền thông cơ sở, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức, cũng như sự đồng thuận của toàn thể người dân chủ động tham gia phòng chống dịch bệnh, duy trì kết quả bền vững và nâng cao sức khỏe nhân dân.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

Huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.

[...]