Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2019 về tăng cường công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 103/KH-UBND
Ngày ban hành 25/04/2019
Ngày có hiệu lực 25/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Văn Sửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CÁC KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg, ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, đlàm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn tình hình cháy, nổ xảy ra tại các khu dân cư trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đi với khu dân cư, hộ gia đình; Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, huy động sức mạnh tổng hp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia PCCC&CNCH; Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân về phòng, chống cháy, nổ để phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC&CNCH sâu rộng, hiệu quả, tạo được ý thức thường trực về PCCC&CNCH trong nhân dân.

3. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC&CNCH, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là tại các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng hoặc cho thuê trọ... nhưng không đảm bảo các điều kiện về PCCC&CNCH.

4. Tham mưu Chính phủ, các Bộ, ngành bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC&CNCH đối với loại hình nhà ở đơn lẻ, liên kế, khu dân cư còn thiếu, chưa đồng bộ.

5. Bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để đảm bảo cho công tác PCCC&CNCH tại địa phương; Quan tâm đu tư, trang bị và chun bị tốt lực lượng, phương tiện chữa cháy và CNCH theo đúng nguyên tắc “bn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ); Xây dựng lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tinh nhuệ, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại; Củng cố, xây dựng, duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lưng PCCC&CNCH cơ sở, lực lượng PCCC&CNCH chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về tăng cường, đảm bảo công tác an toàn PCCC trên địa bàn Thành phố, trọng tâm: Kế hoạch số 174-KH/TU ngày 28/9/2015 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 04/4/2016 của UBND Thành phố về “Thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy, Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng”; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 31/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc “Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác PCCC&CNCH trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND, ngày 04/7/2017 của HĐND Thành phố “Quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực”.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC&CNCH cho người dân để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia công tác PCCC&CNCH; Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác PCCC&CNCH; Gắn phong trào “Toàn dân PCCC” với phong trào “Xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa”; Nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC&CNCH; Hướng dẫn các phường, xã, thị trấn, khu phố, tổ, cụm dân cư xây dựng các quy ước, quy chế, quy định về công tác PCCC&CNCH đảm bảo theo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, mục tiêu là mọi người, mọi nhà đều biết, ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ, tai nạn và có thể tham gia phục vụ PCCC& CNCH cho chính mình, gia đình và cộng đồng.

3. Nghiên cứu ban hành: (1) Quy định, biện pháp xử lý đối với các nhà chuyển đổi công năng vừa ở, vừa sản xuất, kinh doanh, làm kho tàng, thu mua phế liệu... không đảm bảo các điều kiện về kinh doanh, ô nhiễm môi trường và an toàn PCCC&CNCH; (2) Quy định về chế độ phụ cấp, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH cho lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật; (3) Quy định về công tác phối hợp giữa lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, dân phòng... trong đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH tại địa bàn.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC&CNCH của các cấp chính quyền; Duy trì và thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao1; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục kịp thời sơ hở, bất cập trong công tác PCCC&CNCH nhằm phòng ngừa, ngăn chặn triệt để các nguyên nhân, điều kiện dẫn đến cháy, nổ trong khu dân cư.

5. Rà soát công tác quy hoạch khu dân cư, quy hoạch chỉnh trang đô thị, quy hoạch giải tỏa để có biện pháp hạn chế nguy cơ cháy, nổ; Phát triển hệ thống hạ tầng, các điều kiện về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy, CNCH. Tích cực vận động nhân dân tự nguyện di rời các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ có nguy hiểm cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư và đầu tư, mua sắm thiết bị, phương tiện chữa cháy, CNCH tại chỗ.

6. Rà soát quy hoạch đối với các làng nghề truyền thống hướng tới mục tiêu mỗi làng nghề, mỗi gia đình, hộ kinh doanh sản xuất đạt tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường.

7. Tổ chức cho 100% khu dân cư thực tập phương án chữa cháy, CNCH có sử dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ định kỳ hàng năm. Đối với những khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH có huy động nhiều lực lượng, phương tiện ít nhất 01 lần/năm.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an Thành phố

a) Là Cơ quan Thường trực, tham mưu giúp UBND Thành phố tổ chức thực hiện các quy định về PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố: (1) Phối hợp Văn phòng UBND Thành phố tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng tâm của Thành phố liên quan đến công tác PCCC&CNCH tại khu dân cư trong năm 2019 và những năm tiếp theo; (2) Tham mưu UBND Thành phố ban hành: Quy định về chế độ phụ cấp, trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH cho lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật; Quy định về công tác phối hợp giữa lực lượng bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, dân phòng... trong đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH tại địa bàn; (3) Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất UBND Thành phố có phương án, vận động, di dời những cơ sở sản xuất, kho hàng hóa có nguy cơ cháy, nổ cao ra khỏi khu dân cư; (4) Tham mưu UBND Thành phố báo cáo Chính phủ, các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC&CNCH2.

b) Phối hợp với các cơ quan báo chí, thông tin truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC&CNCH; Đổi mới phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp PCCC&CNCH bằng nhiều hình thức phù hp với thực tế từng địa bàn, khu dân cư; Tăng cường hướng dẫn các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn cho người dân khi có cháy, n, tai nạn, sự cố xảy ra, nhất là các khu dân cư, chung cư lâu năm tồn tại nhiều nguy cơ cháy, nổ, sập, đổ; Công khai thông tin về những cơ sở không đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH, đồng thời biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC&CNCH; Chỉ đạo các đơn vị Công an cấp xã tổ chức hướng dẫn các phường, xã, thị trấn, khu phố, t, cụm dân cư xây dựng các quy ước, quy chế, quy định v công tác PCCC&CNCH đảm bảo theo đúng pháp luật, phù hp với tình hình, đặc điểm của tng địa phương.

c) Thường xuyên duy trì và thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, đảm bảo 100% khu dân cư và làng nghề trên địa bàn Thành phố được lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC&CNCH; Lập danh sách cơ sở trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; Tham mưu UBND Thành phố tchức tổng kết thực hiện Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 18/9/2017 về “Kiểm tra, rà soát, nâng cao hiệu quả công tác PCCC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư” trong năm 2019;

d) Tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vận động thu hồi vũ khí, vật liệu ntrong nhân dân; Quản lý chặt chẽ các điu kiện an toàn về PCCC&CNCH các cơ skinh doanh phế liệu liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ trong khu dân cư; Tổ chức kiểm tra đi với các cơ sở và hướng dẫn công tác tự kiểm tra an toàn PCCC&CNCH tại khu dân đảm bảo đủ số lần, số lượt theo quy định3; Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

e) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng và các đối tượng khác theo quy định; Tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH có sử dụng lực lượng chữa cháy tại chỗ hàng năm và thực tập phương án chữa cháy, CNCH có nhiều lực lượng tham gia phi hợp đối với các khu dân cư có nguy hiểm cháy, nổ cao.

f) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập, đào tạo, coi trọng công tác hợp tác quốc tế và xã hội hóa về PCCC&CNCH; Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng và triển khai hệ thống cảnh báo cháy nhanh tại các khu vực trọng đim để xử lý nhanh, kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

g) Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực về công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố; Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin về chữa cháy, CNCH; Xây dựng, tổ chức học tập, tập luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về chữa cháy, CNCH; Chủ động có kế hoạch tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, CNCH huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia; Tổ chức chữa cháy và CNCH kịp thời các vụ cháy, tai nạn xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

h) Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND Thành phố hàng năm phân bkinh phí cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng từ nguồn ngân sách dành cho quốc phòng, an ninh của Thành phố theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; Nghiên cu đề xuất Bộ Công an, UBND Thành phố trang bị phương tiện, trang phục chữa cháy và CNCH cho lực lượng Cnh sát PCCC&CNCH từ nguồn ngân sách, kết hợp vận động từ nguồn xã hội hóa bảo đảm phù hợp vi yêu cầu thực tiễn công tác chữa cháy, CNCH và an toàn cho cán bộ, chiến sỹ khi thực hiện nhiệm vụ.

2. Sở Xây dựng

[...]