ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 102/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg
ngày 28/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai
đoạn đến năm 2020, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế
hoạch tổ chức thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng
đất đai đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tăng cường phát hiện và xử lý dứt
điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản
lý Nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực chính sách, pháp luật đất
đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng
vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi toàn tỉnh;
- Tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành về đất đai để đáp ứng yêu cầu
đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện,
xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn tỉnh đối với một số đối
tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý
Nhà nước về đất đai;
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật đất đai trong các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá
nhân thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất
đai; rà soát đánh giá hệ thống pháp luật đất đai và đánh giá tình hình chấp
hành pháp luật đất đai, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật và các biện
pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai.
II. NỘI DUNG:
1. Phạm vi, đối tượng thực hiện:
a) Phạm vi thực hiện: Triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Đối tượng thực hiện:
- Đối tượng tăng cường năng lực thực hiện
thanh tra gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra các huyện, thành phố; Cán
bộ Địa chính cấp xã.
- Đối tượng thanh tra:
+ Các đơn vị thực hiện thủ tục hành
chính về đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ UBND
các huyện, thành phố, UBND các xã, phường,
thị trấn và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính,
thuế, xây dựng các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;
trong việc quản lý đất đai. Trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân; việc quản lý đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngoài khu, cụm công nghiệp và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp
luật đất đai của người quản lý đất đai;
+ Các tổ
chức sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản
xuất kinh doanh ngoài khu, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất
đai.
2. Thời
gian thực hiện:
Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm
2020.
3. Nội dung thực hiện:
a) Tăng cường năng lực cho các
cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai:
Kiện toàn, tăng cường năng lực cho
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra các huyện, thành phố thông qua
việc rà soát, điều chuyển thêm cán bộ có năng lực, luân chuyển cán bộ từ đơn vị
khác nhằm tăng cường lực lượng cho
tổ chức thực hiện chức năng thanh tra về đất đai mà không làm tăng biên chế của
từng đơn vị.
Tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ
làm công tác thanh tra đất đai; trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho
công tác thanh tra.
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin
phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai:
Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng
Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố phải công bố địa chỉ tiếp nhận, hình thức tiếp nhận thông
tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cả cơ
quan, cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai theo phân cấp và
người sử dụng đất; đồng thời tổ chức tiếp
nhận, xử lý đầy đủ các thông tin đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai:
Căn cứ tình hình quản lý, sử dụng đất
đai hiện nay và kết quả thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian
qua để tránh việc thanh tra trùng
đối tượng và nội dung trong một số năm liên tiếp, coi trọng việc nâng cao hiệu
quả của hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm; việc thanh tra, xử lý vi phạm trong
quản lý sử dụng đất đai theo Đề án sẽ thực
hiện đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh; mỗi năm sẽ thực hiện đối với một nhóm đối
tượng nhất định và những trường hợp mới phát sinh, trong đó Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện đối với một số nhóm đối
tượng quản lý, sử dụng đất đai, thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất có nhiều
nổi cộm; các huyện, thành phố thực hiện đối với các đối tượng còn lại. Để tránh thanh tra trùng đối tượng và nội dung, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch
thanh tra chi tiết của năm sau gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày
31/11 của năm trước. Cụ thể như sau:
* Năm 2016:
- Tập trung rà soát, đánh giá đầy đủ
tình hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và các điều kiện hoạt động của đội
ngũ cán bộ Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra các huyện, thành phố
trên cơ sở đó có kế hoạch kiện toàn, nâng cao năng lực cho các đơn vị này nhằm
đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt Đề án.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra cụ thể
để thực hiện trong năm 2017.
* Năm 2017:
- Thực hiện thanh tra việc chấp hành
pháp luật trong quản lý đất đai tại Khu công nghiệp và UBND các xã, phường, thị
trấn, trong đó:
+ UBND mỗi huyện, thành phố: Tổ chức
thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất
đai từ 1 đến 2 xã, phường, thị trấn và tổng hợp kết quả gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để
báo cáo UBND tỉnh.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh trực tiếp thanh tra việc chấp hành pháp luật
trong quản lý, sử dụng đất đai đối với một số tổ
chức tại Khu Công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn và từ một đến 02 xã,
phường, thị trấn trong tỉnh. Đôn đốc, hướng dẫn, tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi toàn tỉnh.
- Tập trung thanh tra việc thực hiện
thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính
về đất đai tại một đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và thực hiện thanh
tra tại một đến 3 huyện, thành phố và tổng hợp kết quả thanh tra báo cáo UBND tỉnh.
* Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các Khu công nghiệp,
Cụm công nghiệp, trong đó:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện
thanh tra đối với một số tổ chức sử dụng đất tại Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp
có dấu hiệu vi phạm; đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi toàn
tỉnh.
+ UBND
các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức
thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê đất
để sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm
quyền cấp huyện cho thuê có dấu hiệu vi phạm và tổng hợp, báo cáo kết
quả gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
* Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để sản xuất kinh doanh, trong đó:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện
thanh tra tại 10 đến 15 cơ sở sản xuất kinh doanh; đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp
luật đất đai trên phạm vi toàn tỉnh.
+ UBND
mỗi huyện, thành phố: Tổ chức thanh tra 3 đến 5 cơ sở sản xuất kinh doanh và tổng
hợp, báo cáo kết quả gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
* Năm 2020: Tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản
lý, sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện
thanh tra tại 1 đến 2 huyện, thành phố; đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp
luật đất đai trên phạm vi toàn tỉnh.
+ UBND
mỗi huyện, thành phố tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa hoặc
đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ một đến 3 xã và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
d) Đánh giá và đề xuất hoàn thiện
hệ thống chính sách pháp luật đất đai:
Trên cơ sở kết quả thanh tra, xử lý
vi phạm pháp luật đất đai trong 05 năm (2016-2020) sẽ thực hiện tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện và những tồn tại, vướng mắc trong việc xử
lý vi phạm pháp luật đất đai đối với các loại đối tượng thanh tra theo Đề án; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật
đất đai, trọng tâm là các quy định về thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất
đai và các quy định khác có liên quan đến các nội dung thanh tra theo Đề án.
4. Sản phẩm thực hiện Đề án:
a) Báo cáo kết quả kiện toàn, tăng cường
năng lực cho hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng
đất đai các cấp, trong đó phải thể hiện rõ số cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh
tra, kiểm tra được bổ sung và được đào tạo nâng cao nghiệp vụ; số
lượng từng loại thiết bị được đầu tư.
b) Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra
hàng năm, bao gồm các báo cáo:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản
lý, sử dụng đất của UBND các huyện, thành phố.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra
việc quản lý, sử dụng đất đối với các Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp trên phạm
vi toàn tỉnh.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra
việc quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân được thuê đất để sản xuất - kinh doanh.
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chấp hành pháp luật đất đai trong việc
quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Nội dung các báo cáo hàng năm thực hiện
theo đề cương hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong đó phải phản ánh
rõ từng nội dung tồn tại, vi phạm của từng đối tượng thanh tra đã phát hiện
trong năm; kết quả thực hiện xử lý tồn tại vi phạm đối với các trường hợp đã phát hiện trong năm trước.
c) Báo cáo tổng hợp những tồn tại,
vướng mắc và đề xuất hoàn thiện
chính sách pháp luật đất đai liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm trong quản
lý, sử dụng đất đai trong quá trình thực hiện Đề án.
d) Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối
hợp với Thanh tra tỉnh và các đơn vị liên quan:
- Lập kế hoạch chi tiết và tổ chức thực
hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch này.
- Hướng dẫn, theo dõi tiến độ thực hiện, kiểm tra, đôn đốc UBND
các huyện và thành phố việc thực hiện Đề án.
- Tổ
chức thực hiện các nội dung: Tăng cường năng lực cho Thanh tra Sở Tài
nguyên và Môi trường; tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm
pháp luật đất đai trên phạm vi toàn tỉnh.
- Thực hiện thanh tra hàng năm các nội
dung thuộc thẩm quyền UBND tỉnh để xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm đối với một
số đối tượng có vi phạm và đánh giá, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống
chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về đất đai theo quy
định.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và báo cáo tổng kết thực hiện
Đề án gửi UBND
tỉnh.
2. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra Sở Tài
nguyên và Môi trường và Thanh tra các huyện, thành phố trong việc thực hiện
thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai theo phân cấp.
- Thực hiện thanh tra hàng năm các nội
dung thuộc thẩm quyền để xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm đối với một
số đối tượng có vi phạm và đánh giá, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống
chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về đất đai theo quy
định.
3. Sở Tài chính:
Trên cơ sở dự toán kinh phí do Sở Tài
nguyên và Môi trường lập, tham mưu cho UBND
tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm tổ chức thực hiện Đề
án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020 tại
cấp tỉnh.
4. Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tổ
chức thực hiện Đề án tăng cường xử
lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất
đai đến năm 2020 trên địa bàn quản lý.
- Chịu trách nhiệm phê duyệt, bố trí
kinh phí và chỉ đạo các phòng, ban có liên quan thực hiện các nội dung của Đề án.
- Tổ chức thực hiện các nội dung:
Tăng cường năng lực cho Thanh tra huyện, thành phố; tiếp nhận, xử lý thông tin
phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi huyện, thành phố;
thanh tra hàng năm để xử lý vi phạm đối với một số đối tượng có vi phạm và đánh
giá, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường
để tổng hợp, thời gian trước ngày 20 tháng 11 hàng năm.
5. Kinh
phí tổ chức triển khai thực hiện Đề án
tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020 được bảo đảm
trong kinh phí hoạt động thường xuyên của các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và theo hướng dẫn của
Sở Tài chính.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án
tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020 trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng
các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố
tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch; các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TN&MT, Tài chính, Xây dựng, KH&ĐT, Nội vụ, Công thương,
Nông nghiệp và PTNT;
- Thanh tra tỉnh;
- Ban Quản lý các KCN tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VP1, VP2,3,4;
NA/03
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thạch
|