Kế hoạch 3008/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu | 3008/KH-UBND |
Ngày ban hành | 24/10/2016 |
Ngày có hiệu lực | 24/10/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Nguyễn Thanh Ngọc |
Lĩnh vực | Bất động sản,Vi phạm hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3008/KH-UBND |
Tây Ninh, ngày 24 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1675/QĐ-TTG NGÀY 29/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1675/QĐ-TTg),
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1675/QĐ-TTg, thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế hiện nay nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn toàn tỉnh đối với một số loại đối tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai;
- Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân: rà soát đánh giá hệ thống pháp luật đất đai và đánh giá tình hình chấp hành pháp luật đất đai; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai
- Kiện toàn tăng cường năng lực cho Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đảm bảo tối thiểu là 10 biên chế. Phòng Thanh tra trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua việc rà soát, điều chuyển cán bộ từ đơn vị khác nhằm tăng cường lực lượng cho tổ chức thực hiện chức năng thanh tra về đất đai mà không làm tăng biên chế của từng địa phương; tăng cường về trang thiết bị phục vụ thanh tra.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy tại Chi cục Quản lý đất đai theo hướng thành lập Phòng Kiểm soát quản lý và sử dụng đất để theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh,
- Tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai: Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; nghiên cứu, cập nhật các quy định pháp luật chuyên ngành; tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai theo cáo lớp đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.
2. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố công bố địa chỉ tiếp nhận, hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của các cơ quan, cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo phân cấp và người sử dụng đất; đồng thời tổ chức tiếp nhận, xử lý đầy đủ các thông tin đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
Căn cứ tình hình quản lý, sử dụng đất đai hiện nay và tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, để tránh việc thanh tra trùng đối tượng và nội dung trong một số năm liên tiếp và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm, việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai theo nội dung Quyết định số 1675/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện đồng loạt trên địa bàn toàn tỉnh theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch thanh tra của UBND tỉnh, tập trung đối với một số nhóm đối tượng quản lý, sử dụng đất đang có nhiều nổi cộm; mỗi năm sẽ thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định, trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện đối với một số đối tượng tại một số huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đối với các đối tượng còn lại; cụ thể như sau:
- Năm 2016: Tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp huyện, cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức thanh tra tối thiểu 03 đơn vị cấp huyện và 02 đơn vị cấp xã của mỗi huyện;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp xã thuộc mỗi huyện và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường).
- Năm 2017: Tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp:
Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Sở, ngành có liên quan tổ chức thanh tra tại Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra tại 05 đơn vị cấp huyện trực thuộc và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu kinh tế:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu Kinh tế tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 03-05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp: