Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCS về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thành lập và vận hành hoạt động có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Số hiệu | 10/KH-UBND |
Ngày ban hành | 22/01/2019 |
Ngày có hiệu lực | 22/01/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Tống Quang Thìn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/KH-UBND |
Ninh Bình, ngày 22 tháng 01 năm 2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCS ngày 10/01/2019 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thành lập và vận hành hoạt động có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung chính như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững. Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn.
- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân.
2. Yêu cầu
- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; gắn kết chặt chẽ công tác cải cách hành chính của tỉnh với cải cách hành chính của các sở, ngành, địa phương để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong cải cách hành chính của từng ngành, lĩnh vực. Phát huy và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, làm chuyển biến nhận thức trong toàn hệ thống chính trị; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Lựa chọn cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác và có phẩm chất đạo đức tốt để bố trí, sắp xếp trực tiếp làm công tác cải cách hành chính ở các đơn vị, địa phương. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện nghiêm Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính ở các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc trung ương. Quy định kết quả thực hiện cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.
- Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đưa vào vận hành hoạt động vào cuối Quý II đầu Quý III/2019. Lựa chọn bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác để trực tiếp làm công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và tại cơ quan, đơn vị mình.
- Tiếp tục triển khai xây dựng mô hình Chính phủ điện tử gắn kết chặt chẽ với cải cách thủ tục hành chính; tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4, bảo đảm tính kịp thời, công khai, minh bạch và hiệu quả, tích hợp các dịch vụ công này với cổng dịch vụ công quốc gia. Tăng cường xây dựng, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu dùng chung, bảo đảm quản lý thống nhất, đồng bộ và kết nối thông suốt giữa tỉnh với các Sở, ngành, địa phương và Trung ương.
1. Giám đốc Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 04/10/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 11/4/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Quyết định số 1584/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 về Đề án tổng thể kiện toàn các đơn vị sự nghiệp thuộc khối nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý của mình; nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y tế; giáo dục; lao động; bảo hiểm; khoa học, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin; khởi nghiệp; phát triển du lịch; tiếp cận tín dụng; bảo hiểm xã hội; chính sách đối với người có công; lý lịch tư pháp; hộ tịch...; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Chủ trì triển khai thực hiện các nội dung về kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục vận hành có hiệu quả hệ thống quản lý, điều hành văn bản của tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử tỉnh theo đúng quy định.
- Chủ trì việc hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc cải cách quy định hành chính của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc thành lập, vận hành hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm), đảm bảo Trung tâm vận hành hoạt động vào cuối Quý II đầu Quý III/2019, cụ thể như sau:
+ Đề xuất, giải quyết địa điểm xây dựng Trung tâm và Chủ đầu tư xây dựng Dự án xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm; lựa chọn cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác làm việc tại Trung tâm; tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện tại Trung tâm; công bố, công khai nhóm TTHC liên thông; công khai quy trình giải quyết TTHC tại Trung tâm. Tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Trung tâm.
+ Ban hành, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Trung tâm như: quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết hồ sơ, kết quả bị sai, bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và trong chậm trả kết quả; quy định đối với công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm; quy định đối với tổ chức, cá nhân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm; mối quan hệ công tác, cơ chế phối hợp giữa Trung tâm và các Sở, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, đảm bảo cho Trung tâm hoạt động theo đúng quy định.
- Chủ trì, tổ chức đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, qua đó đánh giá đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị, tổ chức trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các cơ quan đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, tiến hành tổng kết, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Nội vụ