Kế hoạch 1/KH-UBND kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 1/KH-UBND
Ngày ban hành 02/01/2024
Ngày có hiệu lực 02/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1/KH-UBND

Nghệ An, ngày 02 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA LIÊN NGÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Triển khai nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch “Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm năm 2024” trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch số 167-KH/TU ngày 14/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đánh giá việc thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai đảm bảo an toàn thực phẩm của Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (ATTP) các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là huyện) và các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã), đặc biệt trong các đợt cao điểm và đột xuất khi có yêu cầu.

- Tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm về ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, làng nghề thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Qua đó, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở.

- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, quyết liệt các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm ATTP. Trường hợp có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Thực hiện tuyên dương cơ sở thực hiện tốt các quy định về ATTP; Công khai cá nhân, tổ chức vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết trong sử dụng sản phẩm thực phẩm đảm bảo an toàn.

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, hậu kiểm để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về ATTP. Qua đó, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý ATTP, góp phần làm tốt công tác đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân. Đồng thời, kết hợp đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về ATTP đến các cấp quản lý, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Kiểm tra công tác quản lý về ATTP của các cơ quan quản lý về ATTP các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Kiểm tra toàn diện việc chấp hành các quy định về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhóm thực phẩm chức năng, nhất là các sản phẩm quảng cáo có công dụng phòng, điều trị hoặc chữa bệnh.

- Triển khai kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm các đợt từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã; phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và các cấp để tránh sự chồng chéo trong kế hoạch của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý ATTP, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua công tác kiểm tra phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật mới về liên quan ATTP nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP.

- Kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực ATTP phải đảm bảo đúng quy trình và đúng quy định của pháp luật.

- Triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, bảo đảm đúng tiến độ theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.

- Hoạt động kiểm tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng pháp luật. Tiến hành kiểm tra không cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu chung

Tăng cường bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm trong các đợt cao điểm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATTP. Thông qua công tác kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm về an toàn thực phẩm, không để thực phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường; phòng ngừa, hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm do tiêu dùng thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn, thực phẩm kém chất lượng nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tuyến tỉnh

- Mỗi đợt cao điểm thành lập ít nhất 01 Đoàn kiểm tra liên ngành.

- Mỗi Đoàn kiểm tra ít nhất 20 cơ sở và 03- 04 Ban Chỉ đạo ATTP cấp huyện.

2.2. Tuyến huyện

- Mỗi đợt cao điểm, mỗi huyện thành lập ít nhất 01 Đoàn kiểm tra liên ngành.

- Mỗi Đoàn kiểm tra ít nhất 15 cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện và 10 cơ sở thuộc cấp xã trên địa bàn quản lý; 02-03 Ban chỉ đạo ATTP cấp xã trên địa bàn.

2.3. Tuyến xã

[...]