ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/KH-UBND
|
Sơn La,
ngày 04 tháng 01 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN
NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày
17/2/2012, của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ năm 2020.
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày
15/12/2014 của Thủ tướng Chính phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển HTX
giai đoạn 2016 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg
ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu
tiên đầu tư phát triển mục sản phẩm công nghệ cao dược khuyến khích phát
triển.
Căn cứ Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN
ngày 14/3/2017 của Bộ Nông à PTNT về phê duyệt tiêu chí xác định chương trình,
dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng
trong nông nghiệp.
Thực hiện kế hoạch số 6355/KH-BNN-KTHT ngày
17/8/2018 của Bộ Nông PTNT về phát triển hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất và nông sản đến năm 2020.
Căn cứ Nghị quyết số 53/NQ-HĐND tỉnh ngày
21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn
La về
phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Thực hiện công văn số 836/KTHT-HTTT ngày
13/9/2018 của Cục Kinh tế PTNT về việc triển khai kế hoạch phát triển hợp tác xã ứng
dụng công trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến năm 2020;
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án
phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả đến
năm 2020; Đề án phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển hợp
tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến năm
2020 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. UBND tỉnh Sơn La ban hành kế hoạch phát triển
hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa Sơn La đến năm 2020 như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các
cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh về phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao giai đoạn 2015 - 2020.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất nông nghiệp nhầm khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai,
tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng sức cạnh tranh của
các mặt hàng nông sản chủ lực của của tỉnh, giảm tổn thất trong nông nghiệp, ứng
phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững.
- Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng giá trị thu nhập từ 300 triệu đồng/ha đất
canh tác, trên 1 tỷ đồng/ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trên 300 triệu đồng
mô hình chăn nuôi.
2. Yêu cầu
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các HTX nông nghiệp,
khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, hướng dẫn các HTX chuyển đổi sản xuất trên
cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm.
- Việc triển khai thực hiện phát triển
các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ,
hiệu quả.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ,
THỜI GIAN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực trạng phát triển HTX nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Về số lượng: Tính đến thời điểm báo cáo tổng số
HTX nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh là 430 HTX (198 HTX trồng trọt,
29 HTX
chăn
nuôi, 69 HTX thủy sản, 130 HTX DVNN tổng hợp, 04 HTX lâm nghiệp), 04 liên hiệp
HTX nông nghiệp với tổng số 5.543 thành viên, tăng 96 HTX, 01 LHHTX và 1.292
thành viên so với cuối năm 2017.
- Tổng vốn điều lệ của hợp tác xã nông nghiệp là
645.341 triệu đồng, trong đó lĩnh vực trồng trọt 335.492 triệu đồng, chăn nuôi
37.285 triệu đồng, thủy sản 87.088. triệu đồng, dịch vụ nông nghiệp tổng hợp 180.876 triệu
đồng, và lĩnh vực
lâm
nghiệp 4.600 triệu đồng. Thu nhập bình quân lao động HTX khoảng 2,6 triệu đồng/tháng.
- Về đánh giá xếp loại HTX nông nghiệp theo
Thông tư 09/TT-BNNPTNT, tổng hợp từ các huyện
có 222 HTX đủ điều kiện đánh giá xếp loại (có thời gian sản xuất kinh
doanh đủ 12 tháng trở lên), trong đó số HTX hoạt động tốt chiếm 20,3%, khá chiếm
33,8%, trung bình chiếm 27,9%, HTX hoạt động yếu chiếm 18%.
Trong tổng 430 HTX nông nghiệp có 85
HTX được hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất nông lâm, thủy sản an
toàn trên địa bàn tỉnh có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chiếm
19%. Có một số HTX nông nghiệp đã được quan
tâm hỗ trợ từ các nguồn vốn để thực hiện ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất ở một số
khâu, công đoạn như: xây dựng hệ
thống nhà lưới, hệ thống tưới ẩm, in nhãn mắc, bao bì truy xuất nguồn gốc sản
phẩm nông nghiệp, quy trình sản xuất VietGap, xây dựng thương hiệu, logo...
Tuy nhiên các mô hình HTX ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán và chậm nhân ra diện
rộng, nguồn vốn đầu tư ban đầu lớn. Đa số các HTX mới chỉ ứng dụng công nghệ
vào một khâu hay một công đoạn sản xuất nào đó, chủ yếu là các HTX làm ăn có hiệu
quả, các HTX kiểu mới. Do đó
hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là cần
thiết để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, hạn
chế sử dụng hóa chất phòng, trị bệnh; ổn định chất lượng sản phẩm; tăng năng lực cạnh
tranh trên thị trường cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển
nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, thu nhập ổn định cho người
nông dân
2. Tiêu chí lựa chọn các
HTX nông nghiệp tham gia UDCN cao
- Có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, ưu
tiên HTX đang tiếp cận với việc ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất của
HTX.
- Sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
ưu tiên những HTX có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.
- Có đội ngũ cán bộ (quản
lý và chuyên môn) đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất ở HTX.
- Ưu tiên các HTX có tiềm năng về đất
đai, vốn (kể cả vốn đối ứng trong
các dự án công nghệ cao), hạ tầng phục vụ sản xuất tốt hơn.
3. Nội dung
- Hàng năm các huyện căn cứ tình hình
hoạt động thực tế của các HTX, nguồn vốn và chỉ tiêu được giao, lựa
chọn các loại hình công nghệ phù hợp xây dựng kế hoạch chi tiết hỗ trợ
các HTX phát triển sản xuất. Vận động vốn góp linh hoạt của các HTX, doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân vào phát triển mô hình ứng dụng công nghệ cao để đạt kết quả tốt
nhất.
- Danh mục các loại hình công nghệ cao
được ứng dụng trong
sản xuất nông nghiệp được quy định cụ thể tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN
ngày 14/3/2017 của liên Bộ Nông nghiệp PTNT và Bộ Khoa học công nghệ như
sau:
* Về công nghệ sinh học
- Công nghệ lai tạo giống cây trồng, vật
nuôi, giống thủy sản có ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để tạo ra các
giống cây, con mới có các đặc tính ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt,
có khả năng kháng bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu);
- Công nghệ sinh học trong sản xuất
các phế phẩm sinh học phục
vụ nông nghiệp và môi trường: phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc điều hòa sinh trưởng, chế phẩm xử lý môi trường;
- Công nghệ sinh học trong giám định,
chẩn đoán bệnh hại cây trồng, vật nuôi; công nghệ sản xuất và ứng dụng các bộ
KIT chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng và vật nuôi; thuốc thử, que thử, đoạn mồi,
kháng thể;
- Công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy
mô tế bào, đột biến phóng xạ;
- Công nghệ tế bào động vật trong đông
lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh ống nghiệm sản
xuất giống vật nuôi;
- Công nghệ vi sinh, enzym và protein ứng
dụng sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong dinh dưỡng, bảo
vệ cây trồng, vật nuôi;
- Công nghệ sinh học, công nghệ viễn
thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp;
- Công nghệ sản xuất vắc-xin thú y để
phòng bệnh cho vật nuôi;
- Công nghệ sinh học phân tử và miễn dịch
học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với
thủy sản.
* Về công nghệ tự
động hóa
- Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong
sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nông sản;
- Công nghệ tự động hóa trong tưới
tiêu, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng quy mô hàng hóa;
- Công nghệ tự động hóa, bán tự động
trong quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, thâm canh nuôi trồng thủy sản, trồng
trọt;
- Công nghệ tự động, bán tự động trong
đánh bắt thủy sản.
* Về công nghệ sản
xuất vật tư nông nghiệp
- Công nghệ nano trong sản xuất các chế
phẩm nano như phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm dinh dưỡng cho cây trồng
vật nuôi;
- Công nghệ biển tính gỗ, công nghệ sấy
sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo
quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ cho sản phẩm gỗ, công nghệ sản
xuất các màng phủ thân thiện với môi trường cho sản phẩm gỗ;
- Công nghệ thông tin, công nghệ tự động
hóa nhầm tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng
gỗ;
- Công nghệ dự báo, tích trữ và khai
thác nguồn nước; công nghệ thu trữ nước để cung cấp nước ổn định, hiệu quả phục
vụ đa mục tiêu;
- Công nghệ xử lý nước thải và vệ sinh
môi trường nông thôn;
- Công nghệ viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý phục vụ quản lý, điều hành công trình thủy lợi, khai thác nguồn
lợi hải sản, vùng nuôi trồng thủy sản giám sát và đánh giá mùa màng...
* Kỹ thuật canh tác,
nuôi trồng bảo quản
- Ứng dụng kỹ thuật canh tác không dùng đất: thủy
canh, khí canh, trồng cây trên giá thể, màng dinh dưỡng;
- Ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có
hệ thống điều khiển tự động, bán tự động;
- Ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà
màng có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động;
- Ứng dụng công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý
hơi nước nóng, công nghệ sấy lạnh sấy nhanh trong bảo quản nông sản;
- Ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế
biến nông sản: công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh
nhanh kết hợp với chất hấp thụ
etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau,
quả, thịt trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sinh học
và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên
trong bảo quản và chế biến nông sản;
- Ứng dụng công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng,
vật nuôi, thủy sản an toàn
theo VietGap;
- Ứng dụng công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM); công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản an toàn theo
VietGap;
- Ứng dụng công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu
thâm canh thủy sản;
- Ứng dụng công nghệ xử lý môi trường trong
nuôi trông thủy sản.
4. Nhiệm vụ
- Xây dựng và phát triển số lượng và chất lượng các
HTX nông nghiệp thực hiện ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm
2020. Trong đó chú trọng phát triển các mô hình HTX theo chuỗi giá trị phù
hợp với thế mạnh của tỉnh để hỗ trợ phát triển sản xuất, ưu tiên các HTX có khả năng ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày
21/7/2017 về phê duyệt đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn đến năm 2025.
- Phấn đấu đến năm 2020 có 142 HTX
nông nghiệp được hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất (trong
đó: HTX
trồng
trọt 118 HTX; HTX chăn nuôi 12
HTX; HTX
nuôi
trồng thủy sản 12 HTX; HTX
dịch vụ tổng hợp 7 HTX), trong đó có 10 HTX được các cấp có thẩm quyền
chứng nhận là HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó: huyện Mộc Châu
2 HTX, Thuận Châu 01 HTX, Yên Châu 02HTX, Thành phố 02 HTX, Mai Sơn 02 HTX,
Vân Hồ 01 HTX. (có phụ biểu 01 kèm theo)
- Phấn đấu mức tăng trưởng sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng giá trị thu nhập từ 300 triệu đồng/ha đất
canh tác, trên 1 tỷ đồng/ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trên 300 triệu đồng mô hình chăn
nuôi.
- Mở rộng quy mô, nhân rộng các mô
hình điểm có hiệu quả về ứng dụng công nghệ cao, nhằm khuyến khích, thu hút các
HTX, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Từng bước thúc đẩy phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đóng góp phát triển
kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
5. Thời gian và nguồn vốn
- Dự kiến đến năm 2020 hỗ trợ 142 HTX
nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất, trong đó có 10
HTX được công nhận là HTX ứng nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó:
+ Năm 2019: 124 HTX có ứng dụng công
nghệ cao vào các công đoạn sản xuất và tiêu thụ nông sản, 5 HTX ứng dụng công nghệ
cao.
+ Năm 2020: 142 HTX có ứng dụng công
nghệ cao vào các công đoạn sản xuất và tiêu thụ nông sản, 10 HTX ứng dụng công
nghệ cao.
- Tổng nhu cầu kinh phí: 84.250 triệu đồng,
trong đó:
+ Năm 2019: 29.660 triệu đồng.
+ Năm 2020: 54.590 triệu đồng.
- Về nguồn vốn:
+ Ngân sách hỗ trợ: 48.742 triệu đồng.
+ Vốn đối ứng của HTX 35.508 triệu đồng,
tương ứng từ 20% trở lên (theo Điều 4, Thông
tư số 15/2016/TT-BNNPTNT, ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng
dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối
với HTX nông nghiệp).
Nguồn Kinh phí:
Chương trình hỗ trợ phát triển HTX
giai đoạn 2015 - 2020 theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày
15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định dân cư theo Quyết định
số 923/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình Mục tiêu xây dựng Nông
thôn mới và ngân sách địa phương bố trí đối ứng với ngân sách trung ương để hỗ trợ
các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chính sách hỗ trợ, chế biến, sản xuất,
tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021
theo Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Sơn La.
Nguồn vốn thực hiện theo Nghị quyết số
53/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao
trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Nguồn vốn thực hiện theo Nghị quyết số 74/NQ-HĐND ngày
08/12/2017 về phê
chuẩn Đề án phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX kiểu mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020.
6. Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các
chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
gắn với xây dựng nông thôn
mới
và các chính sách ưu đãi về phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số
53/QĐ-HĐND ngày
21/7/2017 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh
đến năm 2025; Nghị quyết số 76/2018/NQ-HĐND ngày 04/4/2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ, chế biến, sản xuất, tiêu thụ nông sản,
thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2021.
- Khuyến khích nông dân, tổ chức, cá nhân
dồn điền, đổi thửa, cho
thuê đất và tích
tụ ruộng
đất để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tạo điều kiện thuận lợi về
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các tổ chức, cá nhân triển
khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao.
- Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ
thông tin công nghệ, thị trường và tổ chức sản xuất cho các HTX. Thí điểm hình
thành các đơn vị tư vấn hỗ trợ HTX nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất, kết hợp
phát huy vai trò của hệ thống khuyến nông và các tổ chức, cơ quan hỗ trợ, chuyển giao khoa học
kỹ thuật nông
nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển HTX
- Phát triển các chuỗi sản phẩm nông
nghiệp có giá trị gia tăng cao và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với
HTX, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao khoa học công nghệ và
hỗ trợ sản xuất cho các HTX.
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho các HTX, hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trên địa bàn tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ thông qua thăm quan học
tập, đào tạo, tập huấn.
- Đẩy mạnh việc kêu gọi đầu tư, trong đó xác định
doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong vì có điều kiện tài chính để thường xuyên
đổi mới công nghệ, sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý khoa học và xây dựng
thương hiệu gắn với thị trường tiêu thụ; gắn việc liên kết các HTX làm vệ tinh
để giải quyết vấn
đề đất đai và sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.
- Xây dựng một số mô hình HTX sản xuất
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực mang
lợi thế cạnh tranh của tỉnh như rau, củ, quả, hoa, dược liệu, sản xuất chè chất
lượng cao...
- Huy động các nguồn lực, lồng ghép
các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia; tranh thủ các dự án đầu tư
nước ngoài hỗ trợ vào sản xuất.
- Tổ chức liên doanh, liên kết (liên
kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, người nông dân) trong hoạt
động sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Chủ động tham gia các hội chợ, triển lãm
về các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trong nước và nước ngoài. Liên kết
tiêu thụ sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ cao tại các chợ đầu mối, hệ thống
siêu thị tại những thành phố lớn, nhất là thị trường Hà Nội và tìm thị trường xuất khẩu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp
và PTNT chủ trì triển khai, kiểm tra đôn đốc, thực hiện kế hoạch. Phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Công
thương,
UBND
các huyện, thành phố thực hiện chỉ tiêu phát triển HTX sản xuất một số cây trồng,
con giống chủ lực áp dụng công nghệ cao theo nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND
ngày 21/7/2017 của
HĐND tỉnh.
Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
Phối hợp các Sở, ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh phê duyệt các điểm giới thiệu,
quảng bá sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Sở Công Thương chủ trì,
phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Nông nghiệp &
PTNT và các sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung trong lĩnh vực đầu tư và
xúc tiến thương mại, tổ chức Hội nghị kết nối các nhà đầu tư; mời các hiệp hội
ngành nghề, doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh nông
nghiệp; Hội nghị thường niên liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan lựa chọn
các điểm quảng bá sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.
3. Sở Khoa học và Công
nghệ chủ trì hướng dẫn các tổ chức cá nhân đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
đối với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Tiếp nhận và
chuyển giao các tiến
bộ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho các tổ chức cá
nhân trên địa bàn tỉnh, chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đặc
biệt là công nghệ cao vào sản
xuất chế biến, bảo quản nông sản.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối
hợp các đơn vị liên quan triển khai tuyên truyền về sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
5. Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực
hiện nội dung quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai theo quy định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và
PTNT cân đối bố trí
vốn nguồn ngân sách, kinh phí theo các chương trình, dự án, đề án CNC đã được
UBND tỉnh phê duyệt.
7. Sở Tài chính tổng hợp kinh phí theo đề xuất của
sở, ngành và đơn vị được
giao
nhiệm vụ; cân đối, bố trí nguồn ngân sách trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
8. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn căn cứ Kế hoạch này hàng năm xây dựng Kế hoạch chi tiết của địa phương để triển khai
thực hiện phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuyên truyền, phổ biến các tổ chức,
cá nhân có liên quan biết về tiềm năng hợp tác đầu tư phát triển lĩnh vực Nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chủ động bố trí ngân sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn, xây
dựng mô hình HTX và triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.
Các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao: Thực hiện các cam kết và quy định của nhà nước về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của HTX.
Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ
nội dung, tiến độ Kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được phân công tổ chức triển
khai thực hiện; kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và PTNT theo quý, 6 tháng,
năm (gửi báo cáo trước ngày 20 tháng cuối quý, ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng
12) và báo cáo đột xuất để tổng hợp báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
-
TT tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
-
Chủ
tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế
hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường,
TT và Truyền thông, Công Thương;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 18 bản.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò
Minh Hùng
|