Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 08/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2023
Ngày có hiệu lực 13/01/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 13 tháng 01 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM GIA TRỰC TIẾP CÁC MẠNG PHÂN PHỐI NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hiện Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Căn cứ nhiệm vụ, giải pháp của Đề án và điều kiện thực tiễn của tỉnh để lựa chọn và cụ thể hóa các nội dung phù hợp, khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh, thực hiện có hiệu quả mục tiêu Đề án.

2. Các doanh nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, tăng cường chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp; tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài.

3. Các sở, ngành, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Đẩy mạnh việc đưa các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển thị trường xuất khẩu nhập khẩu, bảo đảm tăng trưởng bền vững; khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu, xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài trên cơ sở phát huy thế mạnh và khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của tỉnh; tăng cường xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các mạng phân phối nước ngoài; góp phần thay đổi tư duy sản xuất, tổ chức sản xuất theo hướng bền vững, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu có chất lượng cao, làm tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hỗ trợ về thông tin thị trường cho trên 500 lượt doanh nghiệp;

b) Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng cho trên 300 lượt doanh nghiệp;

c) Hỗ trợ trên 100 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới;

d) Tổ chức trên 100 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài;

đ) Phấn đấu đến năm 2030, hàng hóa của tỉnh Hưng Yên có mặt tại chuỗi phân phối truyền thống và trực tuyến một số quốc gia có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường

a) Tăng cường phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, nắm bắt, cập nhật thường xuyên thông tin thị trường, các chính sách pháp luật, các thông lệ quốc tế về thương mại, xuất nhập khẩu, xu hướng phát triển của thị trường thế giới và các chuỗi cung ứng quốc tế; chính sách của các nhà phân phối; quy trình lựa chọn sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu của các tập đoàn phân phối nước ngoài và doanh nghiệp cung ứng để cung cấp, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

b) Phối hợp với chặt chẽ với các Cơ quan Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu các ngành hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của tỉnh nhằm tiếp cận với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài.

2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cung ứng cho thị trường nước ngoài

a) Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp; tập huấn về nghiệp vụ ngoại thương, phổ biến các Hiệp định thương mại tự do, hướng dẫn quy tắc xuất xứ hàng hóa và các biện pháp phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp;

b) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm; năng lực tổ chức sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nước ngoài;

c) Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất tăng cường liên kết, hợp tác, đổi mới công nghệ, tìm kiếm nhập khẩu dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà quốc tế quy định. Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng ngành hàng xuất khẩu; Nghiên cứu đổi mới phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, hỗ trợ tổ chức xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất, chế biến gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ xuất khẩu.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử vào các khâu của quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu mã đến việc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000, HACCP trong sản xuất, tìm kiếm thông tin thị trường, trong bảo quản, vận chuyển, đóng gói; quảng bá thương hiệu của hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước đến thực hiện các phương thức giao dịch kinh doanh xuất khẩu;

3. Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp, từng bước thích nghi, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững

a) Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu xanh - sạch, tự chủ nguồn nguyên liệu, chủ động phát triển nguồn nguyên liệu xanh, sạch; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, thân thiện môi trường; thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng theo hướng nâng cao nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu;

b) Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm; khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất; tổ chức sản xuất hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng của mạng phân phối nước ngoài.

[...]